Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Mắc bệnh lạ, nhiều diện tích hồi ở vùng cao Bình Liêu giảm năng suất

Mỹ Dung - 06:28, 27/03/2024

Không chỉ là nông sản địa phương thông thường, những năm qua, cây hồi ở huyện vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh) đang được quan tâm phát triển, xây dựng thương hiệu... để nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, gần đây, một loại nấm xuất hiện trên cây hồi đã gây thiệt hại nặng về năng suất, khiến cho mô hình sinh kế này của đồng bào DTTS trên địa bàn bị sụt giảm lớn.

Hàng loạt cây hồi bị bệnh rụng lá, rụng hoa, khô cành gây hại nghiêm trọng, sụt giảm năng suất
Hàng loạt cây hồi bị bệnh rụng lá, rụng hoa, khô cành gây hại nghiêm trọng, sụt giảm năng suất

Cây thoát nghèo của đồng bào vùng DTTS

Hồi là loài cây thuộc loại gỗ nhỡ. Cây trưởng thành cao khoảng 10-15m. Thân hồi thẳng, tròn, vỏ màu xám sáng. Hoa lưỡng tính, quả phức có hình ngôi sao 5-8 cánh. Cây hồi được trồng khoảng 15-16 năm, là có thể thu hoạch 2 vụ/năm; trong đó vụ xuân tập trung vào tháng 2, tháng 3, vụ mùa vào tháng 9, tháng 10. 

Đây là loại cây trồng đặc biệt phù hợp với những vùng có khí hậu mát mẻ, biên độ nhiệt dao động lớn giữa ngày và đêm. Hoa hồi ở Bình Liêu thu hoạch đến đâu, là được thương lái thu mua, xuất bán hết đến đó và mức giá cũng khá cao.

Cây hồi - cây thoát nghèo của bà con vùng DTTS huyện Bình Liêu
Cây hồi - cây thoát nghèo của bà con vùng DTTS huyện Bình Liêu

Gia đình ông Dương Cám Thìn, thôn Nà Phò, xã Hoành Mô có gần 10ha rừng hồi đang được khai thác. Ông Thìn chia sẻ, hồi là một trong những loại cây cho giá trị kinh tế cao và có thể khai thác được nhiều lần.

“Gia đình tôi trồng rừng hồi này đã được vài chục năm. Thường thì cứ một năm cây hồi được mùa, cho nhiều quả, thì đến năm sau lại ít đi. Nhưng tính bình quân mỗi năm, gia đình tôi cũng thu được trên 100 triệu đồng từ vườn hồi”, ông Thìn cho biết thêm.

Được biết, thôn Nà Pò có hơn 90 hộ dân với trên 300 nhân khẩu, 100% là người DTTS. Trước kia, đời sống của bà con trong thôn còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo rất nhiều. Cũng như nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện Bình Liêu, vài năm trở lại đây nhờ phát triển kinh tế rừng, đời sống của bà con được nâng cao rõ rệt.

Trưởng thôn Nà Pò Chíu Phúc Thành vui vẻ khoe: “Nhờ trồng hồi, quế, kết hợp cây dược liệu bản địa và phát triển rừng gỗ lớn, người dân đã vươn lên phát triển kinh tế, từng bước đẩy lùi đói nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương”.

Sinh kế của đồng bào bị đe dọa 

Huyện Bình Liêu hơn 43.000 ha đất lâm, nông nghiệp, chiếm 91,5% diện tích tự nhiên. Đây là huyện có diện tích trồng hồi lớn và duy nhất tỉnh, với khoảng 8.300 ha, tập trung tại các xã Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn, Húc Động. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cây hồi ở nhiều nơi trên địa bàn huyện bị bệnh rụng lá, rụng hoa, khô cành gây hại nghiêm trọng, gây thiệt hại năng suất và kinh tế của người dân trồng gây sụt giảm lớn về thu nhập và sinh kế của người dân vùng DTTS này.

Một loại nấm mới có tên Pestalotiopsis.sp, là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rụng lá của cây hồi trên diện tích lớn ở huyện Bình Liêu. Mức độ nhiễm bệnh từ khoảng 10ha, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới vụ thu hoạch của người dân. Nếu không có biện pháp, bệnh có thể lan rộng.

Người dân cần chủ động chăm sóc, bón phân hữu cơ cho diện tích hồi còn lại để nâng cao tính chống chịu và hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do nấm gây ra
Người dân cần chủ động chăm sóc, bón phân hữu cơ cho diện tích hồi còn lại để nâng cao tính chống chịu và hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do nấm gây ra

Ông Hoàng Văn Hải, người Tày thôn Đồng Cậm, xã Hoành Mô cho biết, 3ha trồng hồi của gia đình, thì 2/3 diện tích bị nhiễm bệnh: "Cây hồi đang đúng tầm thu hoạch, cho hoa tốt nhưng bị bệnh nên sản lượng giảm nhiều. Không phải mỗi gia đình tôi mà toàn huyện. Các cơ quan chuyên môn cho biết, là bị thán thư nên năng suất giảm một nửa so với năm trước. Giá cả cũng giảm đi 1 nửa. Bệnh này cũng phải 2 năm nay rồi”.

Trao đổi với lãnh đạo phòng Nông nghiệp huyện Bình Liêu được biết, huyện Bình Liêu đã đề xuất Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Ninh xem xét nghiên cứu; huyện tập trung vận động người dân thực hiện chăm sóc, phát dọn cây hồi và thực hiện bón phân hữu cơ để nâng cao sức chống chịu sâu bệnh; tập huấn với các lớp cho bà con cách quản lý chăm sóc cây hồi theo cách cầm tay chỉ việc, tức là phòng chống dịch bệnh tổng hợp từ biện pháp chăm sóc cây nấm bệnh mới xuất hiện ...

“Trước khi các cơ quan chuyên môn có phương án xử lý tốt nhất, người dân cần chủ động chăm sóc, bón phân hữu cơ cho diện tích hồi còn lại để nâng cao tính chống chịu và hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do nấm gây ra để khả năng chống chịu với bệnh tốt hơn”, bà Lê Thị Thu Hương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bình Liêu nhấn mạnh.

Hi vọng rằng, tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, sớm đưa ra được những biện pháp xử lý triệt để loại nấm này, đồng thời xem xét cơ chế hỗ trợ thiệt hại cho người trồng hồi

Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.