Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Màu xanh no ấm trên vùng cao Nho Quan

Thúy Hồng - 10:21, 17/06/2020

Có dịp đến thăm những xã vùng cao của huyện Nho Quan (Ninh Bình) như Cúc Phương, Phú Long, Thạch Bình… mới thấy được những bước chuyển mình mạnh mẽ từ cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm cũng như đời sống của người dân nơi đây. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi thấp thoáng sau những vạt đồi, ánh lên sắc màu của sự no ấm.

Đường giao thông nông thôn của thôn 6, xã Phú Long được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 135.
Đường giao thông nông thôn của thôn 6, xã Phú Long được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 135.

Cúc Phương là xã vùng cao của huyện miền núi Nho Quan. Xã có 10 thôn, 876 hộ, đồng bào dân tộc Mường chiếm 86% dân số của cả xã. Kinh tế của người dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Thông qua các chương trình, chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi như Chương trình 135, Nông thôn mới (NTM), chính sách cho vay đối với hộ nghèo đồng bào DTTS… cơ sở hạ tầng và đời sống xã hội người dân đang chuyển biến mạnh mẽ.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Cúc Phương Đinh Thị Văn, có được sự bứt phá lớn trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn phải kể đến sự đầu tư của các chương trình, chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Kinh tế phát triển, bà con hăng hái tham gia vào các phong trào thi đua, nhờ đó, địa phương đã có sự khởi sắc, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm bền vững qua mỗi năm. Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 5,73% theo tiêu chí nghèo đa chiều, giảm 14,1% so với năm 2015.

Từ các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, đã có nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi. Các mô hình như nuôi ong, nuôi hươu, dê... đã tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo, khơi dậy tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế của các hộ gia đình.

Điển hình như gia đình ông Bùi Văn Thuận ở thôn Nga 3. Từ một hộ chỉ sống dựa vào sản xuất nông nghiệp với nguồn thu nhập bấp bênh, nay gia đình ông đã trở thành một trong những điển hình làm kinh tế giỏi của xã. Gia đình ông Thuận, hiện nuôi 30 đàn ong lấy mật và 14 con hươu lấy nhung. Mỗi năm thu nhập từ việc phát triển chăn nuôi cho gia đình ông khoảng 100 triệu đồng.

Ở thôn 6, xã Phú Long, bà con dân tộc Mường lại rất vui vì từ năm 2017, từ nguồn vốn Chương trình 135, đường giao thông từ thôn nối đến trung tâm xã đã được đổ bê tông giúp người dân đi lại thuận tiện. Chị Nguyễn Thị Luyến, người dân thôn 6 phấn khởi cho biết: “Trước đây bà con đi lại rất vất vả. Từ ngày có con đường bê tông, con em đi học, bà con trong thôn đi làm dễ dàng, giao thương tiện lợi, người dân chúng tôi rất mừng!”.

Theo thống kê của Phòng Dân tộc huyện Nho Quan, giai đoạn 2016 - 2019, huyện có 5 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 24 thôn ĐBKK thuộc diện đầu tư của Chương trình 135, với tổng kinh phí thực hiện gần 106 tỷ đồng. Huyện đã đầu tư xây dựng được 56 công trình, duy tu bảo dưỡng 18 công trình cơ sở hạ tầng. Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã, thôn ĐBKK đã triển khai hỗ trợ 1.405kg giống cây trồng cho 181 hộ; hỗ trợ 73.150 con gà; 6.270 gói thuốc thú y; 10.450kg thức ăn chăn nuôi cho 2.090 hộ; hỗ trợ vật tư cho 3.042 hộ.

Ông Bùi Văn Thể, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Nho Quan cho biết: Các chế độ, chính sách đối với đồng bào DTTS được triển khai đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn các xã vùng DTTS. Trên địa bàn huyện, 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, 80% số hộ có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã, thôn ĐBKK còn 6,65%, giảm 4,51% so với năm 2016.

Các chế độ, chính sách đối với đồng bào DTTS được triển khai đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn các xã vùng DTTS. Trên địa bàn huyện, 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, 80% số hộ có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã, thôn ĐBKK còn 6,65%, giảm 4,51% so với năm 2016”.

Ông Bùi Văn Thể, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Nho Quan

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.