Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Miễn giảm học phí khi học nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Minh Thu - 18:15, 06/11/2024

Thông tin từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ, TB&XH) cho biết, về chính sách học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo điểm b, Khoản 1, Điều 16, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định học sinh, sinh viên học một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo Danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐ, TB&XH quy định được giảm 70% học phí.

Hiện nay, học sinh, sinh viên học một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp được giảm 70% học phí.
Hiện nay, học sinh, sinh viên học một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp được giảm 70% học phí

Hiện nay, Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được quy định tại Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15/6/2023 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Chính sách này không phân biệt đối với người học trường công lập hay ngoài công lập.

Đối với người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập: Cơ chế miễn, giảm học phí được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP: Nhà nước cấp trực tiếp tiền miễn, giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí.

Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 1, Điều 22, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được quy định tại Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15/6/2023 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Chính sách này không phân biệt đối với người học trường công lập hay ngoài công lập.
Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được quy định tại Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15/6/2023 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Chính sách này không phân biệt đối với người học trường công lập hay ngoài công lập

Trên cơ sở đó, Phòng LĐ, TB&XH địa phương chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí miễn, giảm học phí trực tiếp cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế.

Đối với người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Cơ chế miễn, giảm học phí được thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP: Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí đối với người học thuộc các đối tượng miễn, giảm học phí.

Phương thức cấp bù tiền miễn, giảm học phí quy định tại Khoản 1, Điều 21, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP: Kinh phí thực hiện cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho cơ sở giáo dục công lập được ngân sách Nhà nước cấp hằng năm theo hình thức giao dự toán.

Tin cùng chuyên mục
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.