Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Minh Hóa (Quảng Bình): Nỗ lực giải quyết nạn tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Minh Anh - 10:34, 29/07/2022

Trong nhiều năm qua, nhằm kéo giảm và tiến tới không còn nạn tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống... vào hương ước, quy ước thôn, bản, tiêu chuẩn xếp loại gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

Pano tuyên truyền nguy cơ do tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống được bố trí ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Pano tuyên truyền về hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được dựng ngay bên đường giao thông ở vùng đồng bào DTTS.

Huyện Minh Hóa có 15 xã, thị trấn, trong đó có 4 xã thuộc khu vực biên giới: Thượng Hóa, Hóa Sơn, Dân Hóa, Trọng Hóa. Theo số liệu báo cáo từ UBND huyện Minh Hóa, năm 2021, trên địa bàn các xã biên giới của huyện vẫn xảy ra tình trạng 19 cặp vợ chồng kết hôn khi chưa đủ tuổi.

Hiện tượng tảo hôn cũng xảy ra ở đối tượng lứa tuổi học sinh. Thời gian qua, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, học sinh nghỉ học dài ngày, trong môi trường học tập ở nội trú hoặc ở nhà, các em thiếu kiến thức về hôn nhân và gia đình, ít được sự quan tâm của bố mẹ, nên dễ dẫn đến tảo hôn khi lỡ có thai ngoài ý muốn.

Ông Đinh Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cho biết: Nhằm hạn chế và tiến tới ngăn chặn vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở 4 xã biên giới trên địa bàn huyện, thời gian qua, UBND huyện Minh Hóa đã tăng cường cho mỗi xã 2 công chức Tư pháp-Hộ tịch. 

Các công chức Tư pháp-Hộ tịch này, đồng thời cũng là tuyên truyền viên nên họ rất tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng, tổ chức chính trị, đoàn thể trong việc đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, chú trọng đến đối tượng thanh niên trẻ, phụ nữ trong độ tuổi chuẩn bị lập gia đình. Đồng thời,  đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống... vào hương ước, quy ước thôn, bản, tiêu chuẩn xếp loại gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

Song song với việc triển khai thực hiện hiệu quả chính sách thúc đẩy kinh tế-xã hội, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất; phục dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào, hạn chế sự xâm nhập các luồng văn hóa xấu, độc hại.

: Tuyên truyền pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho người dân bằng mô hình “Tiếng loa Biên phòng”
: Tuyên truyền pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho người dân bằng mô hình “Tiếng loa Biên phòng”

Ngoài ra, Minh Hóa cũng đã thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả mô hình các CLB gia đình và pháp luật, DS-KHHGĐ tại 15 thôn, bản của 4 xã biên giới, bảo đảm tư vấn, can thiệp kịp thời trong phòng chống nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản và các biện pháp phòng tránh thai cho phụ nữ, nam giới, trẻ vị thành niên tại cộng đồng bản làng và trong các buổi dạy học ngoại khóa cho học sinh THCS, THPT.

 Huyện chú trọng phát huy vai trò đội ngũ cán bộ người DTTS, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, Người uy tín trong cộng đồng trong công tác vận động, tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Bên cạnh đó, huyện Minh Hóa cũng đã xây dựng các mô hình hỗ trợ pháp lý ban đầu tại cộng đồng nhằm hỗ trợ kiến thức pháp luật, hôn nhân, DS-KHHGĐ ngay tại thôn, bản; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và thực thi công tác phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ngay từ cơ sở thôn, bản; xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.