Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

“Mở đường đến tương lai”

Thúy Hồng - 14:44, 18/08/2023

Tối 17/8, tại Hà Nội, Quỹ Học bổng Vừ A Dính và tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) đã tổ chức “Gala Dinner”, gặp mặt 49 nữ sinh DTTS trong dự án “Mở đường đến tương lai”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội ước mơ thường niên cho nữ sinh DTTS.

Bà Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” phát biểu tại sự kiện
Bà Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” phát biểu tại sự kiện

Sự kiện Ngày hội Ước mơ 2023 với chủ đề “Tự hào để Tỏa sáng”, quy tụ 49 bạn nữ sinh DTTS trên cả nước tham dự một chuỗi các hoạt động được thiết kế kỹ lưỡng diễn ra trong 4 ngày tại thủ đô Hà Nội, tạo cơ hội cho các bạn cùng nhau nhìn lại năm học thành công đã qua và có được sự chuẩn bị tốt nhất cho cột mốc quan trọng trên con đường học vấn sắp tới.

Phát biểu tại đêm Gala, bà Trương Mỹ Hoa cho biết: “Dự án mở đường tới tương lai dành cho 100 em nữ sinh người DTTS. Đây là 1 trong 4 dự án đầu tư có chiều sâu của Quỹ Học bổng Vừ A Dính, là: Ươm mầm tương lai, Chắp cánh ước mơ, Mở đường tới tương lai và Hỗ trợ sinh viên... Dự án chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn 50 em nữ sinh. Các em được cấp học bổng toàn phần trong vòng 7 năm, 3 năm học THPT và 4 năm đại học với sự đầu tư quan trọng của tổ chức VinaCapital Foundation”.

Bà Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính Tổng Giám đốc VinaCapital Foundation Rad Kivette trao Giấy khen cho các em học sinh
Bà Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính và Tổng Giám đốc VinaCapital Foundation Rad Kivette trao Giấy khen cho các em học sinh

Nguyên Phó Chủ tịch nước khẳng định, dự án “Mở đường tới tương lai” đã mở ra một chân trời mới cho các bạn nữ sinh. Các bạn được học tập, hiểu biết, nâng cao nhận thức để thay đổi cuộc sống. “Các bạn tiếp tục phấn đấu học tập thật tốt để xứng đáng với sự chăm lo của các nhà tài trợ, cùng nhau lan tỏa sự hiểu biết, tình cảm của mình đến với các em nhỏ có ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn; phấn đấu làm tốt vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới, có những đóng góp cho xã hội, cho Tổ quốc”, bà Trương Mỹ Hoa nhấn mạnh.

Ngày hội Ước mơ 2023 khép lại với hoạt động tôn vinh thành tích của các bạn nữ sinh với điểm nhấn là các tiết mục văn nghệ đặc sắc được thể hiện bởi chính các bạn cùng với hoạt động trao tặng học bổng cho năm học tiếp theo trên sân khấu.

49 nữ sinh DTTS trong dự án “Mở đường đến tương lai”
49 nữ sinh DTTS trong dự án “Mở đường đến tương lai”

Mở đường đến Tương lai hướng tới mục đích giảm nghèo tại cộng đồng DTTS ở Việt Nam thông qua các chương trình giáo dục và đào tạo. Bắt đầu triển khai từ năm 2010, chương trình đã trao 2.351 học bổng cho học sinh DTTS có hoàn cảnh khó khăn, bao gồm cả học bổng toàn phần và cung cấp đào tạo kỹ năng thiết yếu cho các bạn nữ sinh sáng giá. Các nữ sinh của Giai đoạn 1 đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, nhiều người trở về quê hương để làm việc và hỗ trợ cộng đồng địa phương.

Chương trình Mở đường đến Tương lai khẳng định cam kết của Quỹ học bổng Vừ A Dính và VinaCapital Foundation hướng tới xây dựng một Việt Nam kiên cường nơi những nữ sinh DTTS được tạo động lực để trở thành những người tiên phong đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cộng đồng, cải thiện cuộc sống của chính mình và mọi người xung quanh.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.