Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách và đời sống

Mở hướng thoát nghèo cho bản Kho Mường

Quỳnh Trâm - 18:50, 05/07/2024

Bản Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa là một trong những điểm đến đầy tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Sau khi có quyết định phê duyệt dự án "Xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng bản Kho Mường", chính quyền và người dân địa phương đang nỗ lực biến Kho Mường thành một sản phẩm du lịch có thương hiệu, giá trị và sức cạnh tranh cao, đồng thời trở thành một sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.

Bản Kho Mường, một thung lũng thơ mộng thu hút nhiều du khách đến thăm quan và trải nghiệm
Bản Kho Mường, một thung lũng thơ mộng thu hút nhiều du khách đến tham quan và trải nghiệm

Mở hướng thoát nghèo từ du lịch cộng đồng

Trong một ngày Hè nắng gắt, chúng tôi bắt đầu hành trình từ trung tâm TP. Thanh Hóa, hướng về phía Tây Bắc để đến với bản Kho Mường. Người dân trong bản đón chúng tôi bằng nụ cười thân thiện. Theo Trưởng bản Bùi Văn Quán, bản có 251 nhân khẩu, 100% là đồng bào Thái. Trước đây cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, kinh tế chủ yếu dựa vào trồng lúa, sắn, ngô... Những năm gần đây, tận dụng lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên và đặc trưng văn hóa, việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc được địa phương đặc biệt chú trọng. Dân bản đã đầu tư xây dựng những ngôi nhà sàn để đón khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng và trải nghiệm; thành lập các đội văn nghệ, tổ xe ôm phục vụ du khách...

Trước đây, bản có 3 hộ dân được Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông hỗ trợ làm nhà du lịch sinh thái cộng đồng, bước đầu đem lại hiệu quả. Đến nay, đã mở rộng lên 15 hộ, từ đó không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, bảo tồn những nét đẹp đặc trưng của dân tộc Thái mà còn giúp cho người dân thay đổi tư duy về làm kinh tế.

Tận dụng lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên và đặc trưng văn hóa, việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc được người dân địa phương đặc biệt chú trọng. Dân bản đã đầu tư xây dựng những ngôi nhà sàn để đón khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng và trải nghiệm.

Bắt đầu làm du lịch cộng đồng từ năm 2020, đến nay homestay của chị Bùi Thị Dung, bản Kho Mường là địa chỉ thu hút nhiều du khách đến tham quan. Bên cạnh các dịch vụ ăn, ngủ, du khách đến đây còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm như trồng lúa, bắt cá, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt cùng người dân. Thưởng thức những món ăn như: Cá nướng, cơm lam, thịt lợn hấp, gà nướng, ốc đá, xôi tím, vịt Cổ Lũng. “Trung bình mỗi năm có khoảng 4 - 5 đoàn khách đến du lịch, trừ tất cả chi phí, gia đình lãi từ 5 - 6 triệu đồng/đoàn. So với làm nông nghiệp, thì du lịch cộng đồng cho hiệu quả kinh tế khả quan hơn”, chị Dung cho biết.

Là một trong những hộ đầu tiên làm du lịch của bản, đến nay đã được 20 năm, nhờ đó gia đình ông Hà Đình Nếch, bản Kho Mường đã có nguồn thu nhập đáng kể. Mỗi năm gia đình ông đón hơn 200 lượt khách đến tham quan, lưu trú nghỉ dưỡng. Hằng năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Ông Nếch kể, năm 2004, được chính quyền xã tuyên truyền làm du lịch cộng đồng, gia đình đã đăng ký làm thí điểm, đồng thời khuyến khích con cháu tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ nấu ăn, tiếng Anh giao tiếp, khả năng ứng xử... Cải tạo, mở rộng diện tích nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường để phục vụ du khách tới tham quan.

Một góc bản Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước
Một góc bản Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước

Phát huy tiềm năng của bản

Ông Nguyễn Chí Công, Chủ tịch UBND xã Thành Sơn cho biết: Nhằm đánh thức tiềm năng du lịch ở bản Kho Mường, ngày 27/10/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 4591/QĐ-UBND, về việc phê duyệt dự án: “Xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng bản Kho Mường”, với mục tiêu trở thành một sản phẩm du lịch cộng đồng có thương hiệu, giá trị, sức cạnh tranh cao và trở thành một sản phẩm OCOP mang thương hiệu của địa phương. Phấn đấu đến năm 2025, đón khoảng 7.300 lượt khách, năm 2030 đón khoảng 9.300 lượt khách trong đó có 50% khách lưu trú và có 50% khách du lịch quốc tế.

Thông qua các nguồn hỗ trợ từ chương trình, dự án, xã đã đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, đường điện thắp sáng cho bản, tuyên truyền, khuyến khích người dân trồng hoa trên các tuyến đường để tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Phối hợp, liên kết với các công ty du lịch trên địa bàn hình thành các tour du lịch tham quan nghỉ dưỡng, tìm hiểu đời sống văn hóa và tập quán sản xuất của đồng bào, thưởng thức các nông sản của địa phương. Bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống, sản vật, di sản văn hóa... để hình thành các sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng riêng.

Với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án và sự nỗ lực của chính quyền cùng người dân địa phương, bản Kho Mường đang dần dần trở thành một điểm đến du lịch cộng đồng có sức hút; góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, phong tục tập quán và nâng cao thu nhập cho đồng bào Thái. Cả bản có 64 hộ, nay chỉ còn 20 hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,5 triệu đồng/năm.

Tin cùng chuyên mục
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.