Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Một số bài thuốc có sử dụng chìa vôi

TK - 14:28, 09/11/2020

Cây chìa vôi hay còn có tên gọi khác là bạch liêm, dây chìa vôi, bạch phấn đằng hoặc cây đau xương. Cây chìa vôi được biết đến với công dụng giúp những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, cải thiện được những cơn đau nhức, giúp điều trị và phòng ngừa được nhiều loại bệnh khác. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây chìa vôi.

Một số bài thuốc có sử dụng chìa vôi

Chữa thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc uống: Cần chuẩn bị 40g dây chìa vôi, 20g rau dền gai, 20g cây tầm gửi, 20g cỏ xước, 20g lá lốt. Các nguyên liệu cần rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn khoảng 500ml thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn khoảng 30 phút. Nên uống khi thuốc còn ấm và duy trì liên tục trong ít nhất 1 tháng.

Bài thuốc đắp: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá chìa vôi và 1 thìa muối hạt. Rửa sạch lớp bột phấn bên ngoài lá để tránh gây kích ứng. Rang nóng lá cùng với muối rồi dùng miếng vải bọc lại và đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức. Mỗi ngày nên áp dụng 2 lần, tránh để nhiệt độ quá nóng.

Chữa thoái hóa cột sống

Chuẩn bị 50g cây chìa vôi, 40g ngưu tất, 20g đương quy, 20g cẩu tích, 10g xuyên khung và 1 lít rượu trắng. Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, để ráo. Cho toàn bộ thuốc vào bình thủy tinh lớn rồi đổ rượu vào ngâm. Ngâm thuốc trong khoảng 1 tuần là có thể mang ra dùng, mỗi lần chỉ được uống 20ml, dùng ngày 2 lần đến khi hết bệnh.

Trị lở ngứa, ung nhọt

Chuẩn bị 1 nắm lá chìa vôi, thổ phục linh 20g, kim ngân hoa 10, bồ công anh 10g. Đem các thảo dược rửa sạch và để ráo nước. Đem bồ công anh, thổ phục linh và kim ngân hoa sắc lấy nước uống. Tiếp đó lấy lá chìa vôi giã nát rồi đắp lên vùng bị lở ngứa và các vết ung nhọt.

Giảm đau nhức xương khớp

Chuẩn bị 20g chìa vôi cùng với khoảng 15g lá lốt. Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi sắc chung với khoảng 500ml nước trên lửa nhỏ. Khi sắc còn 250ml thì đạt. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày, nên uống khi còn ấm nóng.

Lưu ý: Không dùng loại thảo dược này cho chị em đang mang bầu hoặc những người đang cho con bú. 

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.