Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Múa bát của người Tày và Lễ cấp sắc của người Dao Tiền là Di sản văn hóa vật thể cấp quốc gia

Nguyệt Anh - 11:47, 27/05/2022

Múa bát của người Tày và Lễ cấp sắc của người Dao Tiền ở huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tiết mục múa bát của người Tày huyện Ba Bể
Tiết mục múa bát của người Tày huyện Ba Bể

Di sản múa bát là điệu múa cổ của người Tày được hình thành trong quá trình lao động sản xuất từ lâu đời. Ngày nay, múa bát vẫn được duy trì và biểu diễn trong các hoạt động văn nghệ quần chúng và phục vụ khách du lịch… ngành Văn hóa cùng các địa phương hiện đang bảo tồn điệu dân vũ này bằng các hoạt động như: Tổ chức dạy múa cho học sinh trong trường học, tập huấn cho các CLB văn hóa, văn nghệ dân gian...

Cấp sắc là một trong những nghi lễ quan trọng nhất đối với đàn ông người Dao nói chung và người đàn ông Dao Tiền nói riêng. Nghi lễ cấp sắc chứa đựng nhiều quan niệm giáo dục, triết lí về nhân sinh quan nhằm hướng con người tới chân - thiện - mĩ. Đây là nét văn hóa độc đáo trong sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng của người Dao cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy.

Tính đến thời điểm này, tỉnh Bắc Kạn đã có 19 di sản được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.