Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Mùa lễ hội vắng vẻ

Hồng Minh - 11:46, 12/02/2020

Hằng năm, cứ đến tháng Giêng là hàng trăm lễ hội lớn nhỏ diễn ra trên cả nước, thu hút lượng lớn khách thập phương tham dự. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (nCoV), việc tổ chức lễ hội đầu năm cũng như số lượng du khách đến các lễ hội đã giảm đáng kể. Hình ảnh thưa vắng, đìu hiu tại các lễ hội, di tích diễn ra ở nhiều địa phương.

Chùa Hương vắng khách dịp đầu năm 2020. (Ảnh TL)
Chùa Hương vắng khách dịp đầu năm 2020. (Ảnh TL)

Năm nay, lượng khách đến chùa Hương giảm rõ rệt. Trưởng Ban Quản lý Khu di tích danh thắng chùa Hương, ông Nguyễn Bá Hiển cho biết: “So với hằng năm, lượng khách đến chùa Hương năm nay chỉ bằng 1/4. Với tinh thần phòng chống dịch bệnh, Ban Tổ chức lễ hội khuyến cáo cán bộ, người dân và du khách tham gia hoạt động của lễ hội phải đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người tại một điểm, tăng cường tuyên truyền vệ sinh môi trường trong không gian lễ hội”.

Không chỉ riêng lễ hội chùa Hương, hình ảnh thưa vắng du khách, người dân ở nhiều lễ hội cũng diễn ra, thậm chí các lễ hội còn dừng hoạt động, tổ chức như: Hội Xuân Yên Tử (Quảng Ninh), Lễ hội Xuân xứ Lạng 2020 (Lạng Sơn), Lễ hội Chọi trâu Phù Ninh 2020 (Phú Thọ); Phủ Tây Hồ (Hà Nội) tạm dừng đón khách… Một trong những lễ hội lớn của xứ kinh Bắc, Lễ hội Lim năm 2020 cũng đã dừng hoạt động. 

Cùng với các địa phương nâng cao tinh thần phòng, chống dịch nCoV, về phía Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra tới các địa phương có dịch nCoV như Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Khánh Hòa cùng các địa phương có các lễ hội lớn, hằng năm thu hút đông đảo Nhân dân và du khách như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh… để tiếp tục kiểm tra việc triển khai thực hiện dừng tổ chức lễ hội tại các địa phương này. 

Hình ảnh thưa vắng người dân đi lễ tại Phủ Tây Hồ, Hà Nội sau khi được hoạt động trở lại
Hình ảnh thưa vắng người dân đi lễ tại Phủ Tây Hồ, Hà Nội sau khi được hoạt động trở lại

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết: “Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VH-TT&DL yêu cầu các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Căn cứ diễn biến tình hình thực tế sẽ yêu cầu một số địa phương có dịch dừng mọi hoạt động tại lễ hội và di tích”. 

Trên thực tế, việc ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus corona không chỉ từ một phía các cơ quan chức năng, mà ý thức từ người dân cũng được nâng cao, chấp hành đúng quy định, phần lớn các quy địch phòng, chống dịch đều nhận được sự ủng hộ, đồng tình lớn của người dân. 

 Ngay khi có những khuyến cáo tránh tụ tập những nơi đông người như: Đi lễ chùa, tham gia các lễ hội… thì người dân đã hạn chế tối đa việc tham gia các lễ hội. Việc thưa vắng khách tham gia các lễ hội rõ ràng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành Du lịch. Tuy nhiên tại thời điểm này, bài toán kinh tế du lịch cần phải được đặt sau vấn đề an toàn sức khỏe của người dân.

Thực hiện Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 6/2/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch nCoV, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra việc thực hiện dừng hẳn các lễ hội chưa khai mạc và giảm quy mô các lễ hội đang diễn ra tại các địa phương; dừng tất cả các lễ hội, kể cả các lễ hội đã khai mạc.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.