Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Mùa sắn đầu tiên ở Kỳ Sơn được mùa, được giá

Lữ Phú - 06:49, 11/04/2024

Vụ sản xuất năm 2023 vừa qua, là vụ sắn nguyên liệu đầu tiên đồng bào các dân tộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An triển khai trồng trên các diện tích đất dốc. Dù ảnh hưởng do hạn hán đầu mùa vụ, nhưng khi thu hoạch bà con rất phấn khởi vì trồng sắn nguyên liệu trên đất dốc vừa cho năng suất cao vừa bán được giá.

Sắn được người dân trồng hầu hết trên đồi núi dốc.
Sắn được người dân trồng hầu hết trên đồi núi dốc.

Vụ sắn đầu tiên gia đình bà Vi Thị Phánh, bản Na Chảo, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn trồng gần 1ha sắn trên diện tích đất rẫy cũ của gia đình. Sau 8 tháng trồng, từ trước Tết Nguyên đán đến nay gia đình bà đã thu hoạch được 3 đợt, mỗi đợt được từ 2 đến 2,5 tấn củ. Với giá bán từ 2,5 đến 2,7 nghìn đồng/kg, cây sắn mang lại nguồn thu cho gia đình bà Phánh gần 15 triệu đồng. Sắn được giá, thương lái lại đến thu mua tận nhà nên bà Phánh và nhiều người dân trồng sắn rất phấn khởi.

Những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 người dân trồng sắn ở Kỳ Sơn phấn khởi thu hoạch sắn.
Những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 người dân trồng sắn ở Kỳ Sơn phấn khởi thu hoạch sắn.

“Trước đây trồng ngô và trồng lúa trên đất này thì không năng xuất, năm nay được cấp giống, nên gia đình chuyển sang trồng sắn, đây là vụ sắn đầu tiên, sắn trồng ra thì rất dễ bán, họ về lấy tận nhà luôn, giá bán cũng cao”, bà Vi Thị Phánh chia sẻ.

Có diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi dốc, thời tiết quanh năm nắng nóng, khô hạn nên đầu năm 2023, Cấp ủy Đảng, chính quyền xã Hữu Kiệm vận động bà con chuyển sang trồng cây sắn nguyên liệu và xem đây là cây trồng chủ lực giúp người dân phát triển kinh tế. Vụ sắn đầu tiên, toàn xã đã trồng trên 40 ha trên nương rẫy mà trước đây bà con trồng ngô và lúa rẫy nhưng hiệu quả không cao.

Vụ sắn năm 2023 vừa qua, gia đình bà Vi Thị Phánh, bản Na Chảo, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn trồng gần 1ha sắn trên diện tích đất rẫy cũ.
Vụ sắn năm 2023 vừa qua, gia đình bà Vi Thị Phánh, bản Na Chảo, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn trồng gần 1ha sắn trên diện tích đất rẫy cũ.

Bà La Thị Huyền, Phó Chủ tịch HĐND xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn chia sẻ, thêm: “Chúng tôi thấy rất hiệu quả, vì cây sắn nó dễ trồng, phù hợp với đất dốc và năng suất cao và trồng trong thời gian 8 đến 10 tháng là cho thu hoạch, năng xuất đạt 30 tấn/ha, đầu ra thì đảm bảo có xe về tận bản mua cho dân, xã cũng liên kết với công ty, các tổ dịch vụ thu mua với giá sắn cao nhất có thể, nên người dân rất phấn khởi, các hộ thấy hiệu quả của cây sắn, nhiều hộ tự liên hệ với xã để cung ứng giống để tăng diện tích trồng trong năm 2024.

Cán bộ xã hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng sắn trên đất dốc.
Cán bộ xã hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng sắn trên đất dốc.

Một vụ sắn được mùa, được giá là cơ sở để huyện Kỳ Sơn tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục phát triển cây sắn đi vào chiều sâu, tăng năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị thu nhập trên những diện tích đất nương rẫy trước đây; thực hiện mục tiêu quy hoạch vùng nguyên liệu sắn trên địa bàn với diện tích 1.190ha, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân Kỳ Sơn theo Quyết định 595 của UBND tỉnh.

Ông Vi Văn Oanh, Trường phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kỳ Sơn cho biết: “Riêng vùng đất, khí hậu ở Kỳ Sơn rất phù hợp với trồng cây sắn, năng suất 20 tấn/1ha. Niên vụ năm 2022-2023, trồng tại 3 xã Hữu Kiệm, Chiêu Lưu và Na Ngoi, với diện tích hơn 100ha, năm 2024 tiếp tục mở rộng diện tích cũng hơn 100ha nữa, chủ yếu là tập trung mở rộng diện tích tại bản Tặng Phăn của xã Na Ngoi.”

Sắn được mùa, được giá là cơ sở để huyện Kỳ Sơn tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục phát triển cây sắn đi vào chiều sâu, tăng năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị thu nhập
Sắn được mùa, được giá là cơ sở để huyện Kỳ Sơn tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục phát triển cây sắn đi vào chiều sâu, tăng năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị thu nhập

Về lâu dài, bên cạnh tiến hành quy hoạch lại vùng sản xuất, tăng diện tích trồng sắn nguyên liệu, huyện Kỳ Sơn đã có các chính sách và chương trình liên kết với Công ty TNHH tinh bột sắn Hoa Sơn cung ứng bnguồn giống và bao tiêu, thu mua sản phẩm cho người dân. Bên cạnh đó, huyện Kỳ Sơn cũng chỉ đạo chính quyền các xã thành lập các tổ dịch vụ hướng dẫn người dân trồng, thu mua, vận chuyển sản phẩm sắn đi tiêu thụ, nâng cao chất lượng, tăng thu nhập cho người dân trồng sắn.

Tin cùng chuyên mục
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.