Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Mường Tè (Lai Châu): Nhiều giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS

Trọng Bảo - 17:21, 24/05/2021

Huyện Mường Tè (Lai Châu) có trên 90% dân số là đồng bào DTTS; trong đó, có những dân tộc rất ít người như: Cống, Mảng, La Hủ, Si La. Năm học 2020 - 2021, ngành giáo dục huyện đã đặt ra mục tiêu: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn nơi có học sinh dân tộc thiểu số rất ít người, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra”.


Việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày theo đối tượng vùng miền, bảo đảm đánh giá định kỳ học sinh hoàn thành từng môn học.
Việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày theo đối tượng vùng miền, bảo đảm đánh giá định kỳ học sinh hoàn thành từng môn học.

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mù Cả, xã biên giới Mù Cả, là một trong những đơn vị trường học, tích cực triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn.

Năm học 2020 - 2021, huyện Mường Tè có 37 trường với trên 13.900 học sinh, theo học tại 648 lớp từ cấp Mầm non đến THCS.

Thầy giáo Đào Long Hải, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học 2020 - 2021, trường có tổng số 298 học sinh, theo học tại 14 lớp, 95% là học sinh người DTTS. Để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. 

Cụ thể, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tiến hành rà soát, phân loại học lực giỏi, khá, trung bình, yếu của học sinh để phân luồng, từ đó sử dụng phương pháp giảng dạy, phân phối chương trình, bố trí giáo viên phù hợp với từng đối tượng. Việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày theo đối tượng vùng miền, bảo đảm đánh giá định kỳ học sinh hoàn thành từng môn học. Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt, tiếng Anh...bảo đảm chỉ tiêu học sinh lớp 3 được học tiếng Anh... 

"Nhà trường cũng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn với thực tiễn cuộc sống. Chú trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ưu tiên kĩ năng tự phục vụ, tự tin, giao tiếp và chăm học chăm làm... theo hướng tiếp cận năng lực học sinh”, thầy Hải cho biết thêm.

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn là mục tiêu của ngành giáo dục Mường Tè đang tập chung hướng tới
Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn là mục tiêu của ngành giáo dục Mường Tè đang tập chung hướng tới

Cũng như Trường Dân tộc bán trú Tiểu học Mù Cả, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Mường Tè, đã  tích cực triển khai, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Sự cố gắng nỗ lực của ngành giáo dục huyện nhận được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền địa phương. 

Như tại xã Bum Tở, theo ông Đỗ Văn Khải, Bí thư Đảng ủy xã, Bum Tở có 100% dân số là đồng bào dân tộc La Hủ, một trong những dân tộc rất ít người, chất lượng dân số thấp, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn. Để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc La Hủ nói riêng, của toàn xã nói chung, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những chương trình trọng điểm. 

Có thể khẳng định, từ những nỗ lực của ngành giáo dục và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục ở huyện Mường Tè. Kết thúc học kỳ I, năm học 2020 - 2021, 18% học sinh bậc Tiểu học xếp loại học lực tốt; 72% hoàn thành chương trình học tập.

 Ở bậc Trung học cơ sở, học sinh giỏi có 291 em đạt 7,6%, học sinh học lực khá đạt 34%, tăng hơn rất nhiều so với năm học 2019 - 2020. Đây là cơ sở để ngành giáo dục Mường Tè thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2020-2021 cũng như các năm học tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.