Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Mỹ Xuyên “áo mới” từ Chương trình 135

PV - 17:59, 26/06/2018

Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer (chiếm 38%, với 16.384 hộ). Sau nhiều năm thực hiện có hiệu quả Chương trình 135 đã giúp vùng có đông đồng bào dân tộc ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, đặc biệt tạo điều kiện bà con Khmer nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

Anh Điền Sang ở ấp Đại Nghĩa Thắng (xã Đại Tâm – Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, anh thực hiện mô hình cây màu chuyên canh cho thu nhập ổn định và đã thoát nghèo. Anh Điền Sang ở ấp Đại Nghĩa Thắng (xã Đại Tâm – Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, anh thực hiện mô hình cây màu chuyên canh cho thu nhập ổn định và đã thoát nghèo.

 

Theo Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mỹ Xuyên, ông Tăng Trung Bảo cho biết: 5 năm gần đây, đời sống bà con vùng thụ hưởng Chương trình 135 ngày càng khấm khá hơn. Cơ sở hạ tầng cơ bản kiện toàn khang trang, nhận thức của bà con trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phấn đấu vươn lên thoát nghèo được nâng lên rõ rệt. Song song đó, vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt vùng được thụ hưởng Chương trình được giữ vững ổn định.

“Từ nguồn vốn Chương trình 135, địa phương đã duy tu bảo dưỡng 51 công trình tồn đọng và khởi công 33 công trình mới với kinh phí trên 30,1 tỷ đồng. Nhờ đó, hệ thống giao thông nông thôn được hoàn thiện đã đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực trong huyện”, ông Bảo nói.

Bên cạnh đó, Mỹ Xuyên còn hỗ trợ phát triển sản xuất cho 2.020 lượt hộ nghèo và cận nghèo. Trong đó, mô hình nuôi bò thịt, bò sữa, chăn nuôi heo, nuôi gà, hỗ trợ lúa giống và vật tư đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Việc hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo đã góp phần giúp người dân nâng cao kiến thức, sản xuất ngày càng có hiệu quả, nâng cao thu nhập kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo; đồng thời góp phần giữ vững các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Dọc ngang khắp xã Tham Đôn (xã thuộc diện Chương trình 135 của huyện Mỹ Xuyên), giờ đây những con đường bê tông láng mịn đã thay thế đường đất khi xưa. Đặc biệt, hệ thống thủy lợi được xây dựng đầu tư, nhờ đó nước sản xuất không còn thiếu, giờ đây vùng đất nhiễm mặn trồng 1 vụ lúa và 1 vụ tôm, vùng nước ngọt, nông dân sản xuất 2 vụ lúa và 1 vụ màu/năm. Năng suất lúa cũng từng bước được cải thiện từ 4,5 tấn lên 5,8 tấn/ha. Đặc biệt người dân Tham Đôn đã có nước sạch phục vụ sinh hoạt hằng ngày.

Ông Sơn Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tham Đôn chia sẻ: “Từ ngày được Đảng, Nhà nước quan tâm tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống nước sinh hoạt, người dân chúng tôi không phải dùng nước nhiễm phèn nữa. Một số hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà. Ngoài ra với những hộ nghèo nhưng chí thú làm ăn đều được Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn, hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi.”

Hiện nay các xã thuộc diện 135 của huyện Mỹ Xuyên đều có lộ giao thông nông thôn nối ấp liền ấp, ấp đến trung tâm xã. Hầu hết khi triển khai xây dựng các công trình đều sử dụng lao động tại địa phương, đảm bảo đúng nguyên tắc xã có công trình, dân có việc làm, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Theo ông Đào Đắc Hùng, Phó Chủ tịch huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Chương trình 135 đã góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế-xã hội các xã, ấp đặc biệt khó khăn của huyện Mỹ Xuyên. Từ nguồn vốn của Chương trình đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 25,85% năm 2011 xuống còn 7,25% vào đầu năm 2018...”.

Có thể khẳng định, những năm qua việc triển khai Chương trình 135 đã tác động đến đời sống người dân, thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên. Hy vọng trong giai đoạn tiếp theo, Chương trình 135 tiếp tục là “đòn bẩy” để kinh tế-xã hội của địa phương từng bước phát triển, giúp người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện thuận lợi để vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống, góp phần đưa Mỹ Xuyên trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020.

PHƯƠNG NGHI