Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Năm 2023: Lào Cai tập trung đầu tư hạ tầng các trường DTNT, bán trú

Trọng Bảo - 15:00, 13/03/2023

Là tỉnh vùng cao biên giới, thời gian qua, Lào Cai luôn quan tâm đến công tác giáo dục cho con em đồng bào các DTTS. Trong đó, tỉnh dành nhiều nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc dạy và học.

Tỉnh Lào Cai đã và đang quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường DTNT và bán trú
Tỉnh Lào Cai đã và đang quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường DTNT và bán trú

Thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo cho thấy, đến nay, tỉnh Lào Cai đã đầu tư xây dựng gần 800 phòng ở cho học sinh bán trú và khoảng 1.200 phòng ở công vụ cho giáo viên vùng khó khăn, vùng cao, vùng đồng bào DTTS.

Năm 2023, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung đẩy nhanh thi công 44 công trình trường PTDT nội trú, bán trú chuyển tiếp năm 2022; hoàn thiện thủ tục, chuẩn bị khởi công mới các công trình năm 2023. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 120 tỷ đồng được khởi công cuối năm 2021.

Bên cạnh đó, ngành Giáo dục sẽ tiến hành mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu cho các trường PTDT nội trú, bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú. Trong đó, ưu tiên đầu tư trang thiết bị dạy học phục vụ chuyển đổi số như: Ti vi, máy tính, hệ thống mạng... Khuyến khích các địa phương, nhà trường duy trì, nhân rộng các mô hình hỗ trợ, giúp đỡ học sinh DTTS yên tâm học tập. Tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục triển khai nhiều cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS.

Thực hiện công tác đổi mới giáo dục, mạng lưới trường, lớp được sắp xếp phù hợp theo hướng tinh gọn, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dạy và học. Đến nay, toàn tỉnh Lào Cai có 612 trường, với 1.360 điểm trường, trong đó các trường phổ thông DTNT, bán trú tiếp tục là nòng cốt trong hệ thống giáo dục vùng cao, vùng đồng bào DTTS…

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.