Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Năm mới, nỗi lo cũ

Hồng Phúc - 15:04, 02/02/2021

Chưa bao giờ người tiêu dùng lại phải đối mặt với nhiều nỗi lo từ nguồn thực phẩm bẩn len lỏi vào từng bữa ăn, gây nguy hại cho sức khỏe đến như vậy.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Đặc biệt, lợi dụng thời điểm cận Tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đối tượng đã trà trộn thực phẩm, sản phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc để tuồn vào thị trường. Thực phẩm bẩn bằng nhiều cách đang len lỏi vào các chợ đầu mối, các chợ truyền thống và một số kênh phân phối khác.

Số liệu về ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi của 185 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2020 vừa được Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR, thuộc WHO) công bố cho thấy, Việt Nam xếp 90/185 quốc gia vùng lãnh thổ, với tỷ lệ mắc 159,7/100.000 dân; xếp thứ 16 châu Á; thứ 6 Đông Nam Á.

Theo công bố này, tại Việt Nam, số ca mắc mới ung thư không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên gần 165.000 ca năm 2018. Trong đó, ung thư đại trực tràng chiếm 9%, ung thư dạ dày chiếm đến 9,8%...

Để bảo đảm một cái Tết an toàn, cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất sử dụng trong nông nghiệp như: Hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau, củ, quả; chất kháng sinh và chất cấm tăng trưởng trong sản phẩm thủy sản, gia súc, gia cầm…

Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin kịp thời về thực trạng an toàn thực phẩm, khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, công khai các cơ sở vi phạm trên phương tiện truyền thông đại chúng. Cần đẩy mạnh điều tra xử lý hình sự để răn đe những cơ sở kinh doanh, mua bán thực phẩm “bẩn” nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.

Đặc biệt, chúng ta hãy là người tiêu dùng thông thái bằng cách chọn, mua thực phẩm ở những cơ sở uy tín để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình.