Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Nam sinh người Mông ở làng trẻ SOS trở thành tân sinh viên Đại Học Y Hà Nội

Khánh Ngân - 19:01, 27/09/2021

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia vừa qua, với tổng 26,9 điểm, nam sinh người Mông Xồng Bà Hùa đã trúng tuyển vào Đại Học Y Hà Nội. Đây được xem là một kỳ tích, sau hơn 30 Làng trẻ SOS Vinh được thành lập để đón những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nuôi dưỡng và là niềm vui lớn cho người Mông ở bản làng vùng cao Mường Lống, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).

 Lãnh đạo xã Mường Lống đến nhà tặng quà chúc mừng Xồng Bá Hùa
Lãnh đạo xã Mường Lống đến nhà tặng quà chúc mừng Xồng Bá Hùa

Vượt lên nghịch cảnh

Chúng tôi có dịp ngược đường lên xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) khi mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2021 đang vào hồi kết. Các thí sinh là người DTTS như Hồ Thị Sương người Chứt đầu tiên (Bản Rào Tre, xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh); em Xoe Văn Uỳnh người Khơ Mú đầu tiên ở xã Tái định Cư (Thanh Sơn, Thanh Chương, Nghệ An) trúng tuyển các trường đại học liên tục được cập nhập. Tin vui dồn dập, dường như đã làm cho quãng đường lên Mường Lống dài 300km gần hơn.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi đến bản Mường Lống I, đúng lúc lãnh đạo UBND xã Mường Lống cũng đến nhà ông bà nội của Xồng Bá Hùa (sinh 2002), ở xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Khi biết tin Hùa đỗ Đại học Y Hà Nội, lãnh đạo xã đã đến chúc mừng em, vì từ trước tới nay, chưa một học sinh người Mông nào ở đây làm được điều tương tự.

Trong căn nhà nhỏ của ông bà nội, Hùa xúc động nói: “Em rất vui khi biết mình đã trúng tuyển vào Trường Đại học Y Hà Nội, ngôi trường mà em đã mơ ước. Về thăm ông bà, lại được lãnh đạo xã đến động viên, tặng quà. Em hứa sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa để không phụ tình cảm của mọi người dành cho em”.

Hùa về thăm ông bà nội sau khi trúng tuyển Đại học Y Hà Nội
Hùa về thăm ông bà nội sau khi trúng tuyển Đại học Y Hà Nội

Năm 2012, biến cố lớn của cuộc đời khiến Xồng Bá Hùa mất đi cả bố lẫn mẹ. Đó là nghịch cảnh, nỗi đau không dễ vượt qua. Ông bà hai bên nội ngoại lại khó khăn, không thể nuôi Hùa và em gái ăn học. Mọi con đường đã bế tắc, duy chỉ có vòng tròn luẩn quẩn thất học, trồng ngô, tảo hôn, nghèo đói dường như đang rộng cửa với Hùa.

Biết được gia cảnh của Xồng Bá Hùa, đại diện Làng trẻ SOS Vinh đã lên đón em về TP. Vinh chăm sóc, nuôi dưỡng.

"Đó là một ngày thứ Bảy, hai anh em với vài bộ quần áo và một túi sách vở lên ô tô rời bản làng xuống TP. Vinh, đến Làng trẻ SOS để sống. Hồi đó, cả hai anh em nói tiếng phổ thông chưa sõi, nhớ ông bà, bố mẹ, nhớ bản làng nên chỉ biết khóc", Hùa kể.

Không đầu hàng trước nghịch cảnh, Hùa luôn nỗ lực để bắt nhịp dần với các bạn trong học tập và sinh hoạt. Được sự dìu dắt của các mẹ ở Làng trẻ SOS, sự động viên của anh, chị em trong ngôi nhà chung, Hùa dần cân bằng và bắt nhịp được với cuộc sống mới. Với quyết tâm, và ý chí vươn lên, Hùa luôn có thành tích tốt trong học tập.

Xồng Bá Hùa cùng thầy giáo Nguyễn Tấn Hùng trong ngày tổng kết năm học. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Xồng Bá Hùa cùng thầy giáo Nguyễn Tấn Hùng trong ngày tổng kết năm học. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Từng nấc thang đã được cậu bé người Mông mồ côi cả bố lẫn mẹ chinh phục. Không chỉ nỗ lực trong học tập các môn văn hóa, Hùa cũng tích cực tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa để rèn luyện sức khỏe, giúp các mẹ chăm sóc các em trong ngôi nhà chung.

Nỗ lực đã được đền đáp

Mọi thành tựu không phải là ngẫu nhiên, càng không phải là tự đến, đó là cả một quá trình nỗ lực của mỗi con người. Xồng Bá Hùa đã nén đi nỗi đau, nỗ lực không ngừng nghỉ để ung dung bước vào cổng Trường Đại học danh giá.

Với 2 đứa trẻ người Mông, mọi thứ ở Làng trẻ SOS đều quá lạ lẫm. “Ban đầu, em không thể bắt kịp các bạn trong lớp, có lúc nghĩ sẽ bỏ học. Nhưng được các mẹ động viên, khích lệ nên dần lấy lại tinh thần và cố gắng học tập”, Xồng Bá Hùa tâm sự.

Học hết lớp 9, Hùa chuyển vào Khu lưu xá thanh niên Làng trẻ SOS, bắt đầu cuộc sống mới, tự lập. Ngoài việc học tập ở trường, việc học tập và tự rèn luyện ở nhà Hùa rất có ý thức tự giác.

Xồng Bá Hùa đam mê bóng đá, nhưng lại ước mơ được trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cứu người. Hùa nỗ lực hết mình để vượt qua từng nấc thang trên hành trình chinh phục ước mơ của mình. Những đêm chong đèn học bài trong Khu lưu xá ở Làng trẻ SOS của chàng trai người Mông cứ thế bền bỉ trôi qua. 

Thành tích học tập các môn văn hóa ở Trường Phổ thông HERMANN TP. Vinh (Nghệ An) của Hùa luôn ở tốp đâu. Không chỉ có thành tích học tập ở trường tốt, Hùa còn theo đuổi môn võ thuật, một môn đòi hỏi ý chí và nghị lực của người tập. Hiện Hùa mang đai đen môn võ Karatedo, tham gia dạy võ, rèn luyện thân thể cho các em trong Làng trẻ SOS.

Ngoài nỗ lực học các môn văn hóa, Hùa cũng chú trọng rèn luyện thể chất
Ngoài nỗ lực học các môn văn hóa, Hùa cũng chú trọng rèn luyện thể chất

Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, Hùa đạt thành tích xuất xắc, với số điểm các môn Hóa: 8,25 điểm; Toán: 8,4 điểm và Sinh: 8 điểm. Cộng cả điểm ưu tiên, Hùa được 26,9 điểm, cao hơn điểm chẩn Khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học, Đại học Y Hà Nội mà em đăng ký. Xồng Bá Hùa đã trúng tuyển và chính thức trở thành tân sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội. Hùa trở thành một tấm gương cho các em ở Làng trẻ SOS vượt lên nghịch cảnh để học tập và rèn luyện thân thể, để sau này thành người có ích cho xã hội.

Chia tay Hùa, con đường từ Mường Lống ra thi trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn cũng dài như chặng đường phía trước của Xồng Bá Hùa. Đó là một chặng đường mới, nấc thang mới, trên con đường chinh phục ước mơ trở thành bác sĩ, kỹ thuật viên...để cứu người của chàng trai người Mông. Khi ra Thủ đô học tập, tôi tin với khả năng, ý chí và nghị lực đó, Xồng Bá Hùa còn tiến xa hơn trên con đường phía trước.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.