Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Tặng thầy, cô những đóa hoa rừng

Đào Thọ - 18:14, 19/11/2020

Ở vùng rẻo cao huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) có những nhà giáo đang ngày đêm âm thầm cắm bản gieo chữ cho các học trò người dân tộc thiểu số. Vào Ngày Nhà giáo Việt Nam, các thầy cô lại rưng rưng xúc động khi nhận được những món quà mộc mạc là đóa hoa rừng hay những trái bầu, trái cọ... của các em học trò mang đến trao tặng .

Học sinh Trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn mang hoa rừng đến tặng cô giáo
Học sinh Trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn mang hoa rừng đến tặng cô giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn đã bắt đầu diễn ra các hoạt động sôi nổi. Trong các lớp học, các em học sinh dân tộc Mông mặc những bộ trang phục truyền thống luyện tập các tiết mục văn nghệ để biểu diễn chào mừng ngày lễ tri ân các thầy cô. Trên tấm bảng của mỗi lớp học đều được viết lên dòng chữ “Lập nhiều thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”.

Hình ảnh từng tốp học sinh tay cầm những bó hoa hái từ rừng về tặng thầy cô khiến ai nấy đều xúc động. 

Em Xồng Y Hua, một học sinh lớp 8 của Trường bẽn lẽn cho biết: “Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng em muốn mua một bó hoa tươi gói giấy bóng kính để tặng thầy cô, nhưng nhà xa quá, chúng em không xuống thị trấn mua hoa được. Trên rừng có nhiều hoa đẹp nên chúng em rủ nhau hái hoa rồi kết lại thành bó để mang đến trường tặng thầy cô”.

Thực vậy, nhìn vào những bó hoa, chúng tôi biết đó là những loài hoa mọc ven đồi núi. Nào hoa trạng nguyên, hoa xuyến chi, hoa cúc vàng... điểm xuyến những cây dương xỉ lá nhỏ. Nhờ bàn tay khéo léo của các em, những đóa hoa trở nên rực rỡ sắc màu.

Trên bàn làm việc của các thầy cô giáo luôn có hoa rừng do chính các học trò hái tặng
Trên bàn làm việc của các thầy cô giáo luôn có hoa rừng do chính các học trò hái tặng

Cô giáo Lê Thị Thương, quê ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) vượt quãng đường gần 200 km lên Kỳ Sơn dạy học đã 15 năm tâm sự: “Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 20/11 là giáo viên chúng tôi đều nhận được những bó hoa rừng tươi thắm. Chúng tôi rất xúc động về tấm lòng, tình cảm mộc mạc, giản dị của các em học trò dành cho thầy, cô giáo của mình”.

Theo các thầy cô giáo dạy học ở Nậm Càn chia sẻ, Nậm Càn là một xã vùng biên giới, 100% học sinh là người dân tộc Mông. Phần lớn các em đến trường đều được hưởng những chế độ, chính sách hỗ trợ, ưu tiên của Đảng và Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Cuộc sống của các em còn nhiều khó khăn, nhiều em nói tiếng Kinh còn chưa sõi, nhưng tình cảm của các em dành cho thầy, cô giáo thì luôn chan chứa, tràn đầy...


Những trái bầu, trái cọ được các em hái về tặng thầy cô
Những trái bầu, trái cọ được các em hái về tặng thầy cô


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.