Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS: Xác định vị trí việc làm cho giáo viên (Bài 2)

Cù Hương - Sỹ Hào - 11:03, 22/11/2023

Để nâng cao chất lượng dạt học tiếng DTTS theo Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, một trong những giải pháp được đưa ra là tăng cường mở mã ngành đào tạo giáo viên giảng dạy. Tuy nhiên, bài toán “đầu ra” cho giáo viên dạy tiếng DTTS rất khó giải bởi Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên (NĐ 82) không quy định vị trí việc làm cho đội ngũ này.

Thầy trò Trường PTDTBT Tiểu học Sủng Cháng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
Thầy trò Trường PTDTBT Tiểu học Sủng Cháng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

Dạy tiếng DTTS chỉ được hưởng phụ cấp

Trong NĐ 82, Bộ Nội vụ được giao phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành định mức biên chế sự nghiệp giáo dục, chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên (GV) dạy tiếng DTTS (Điều 11). Tuy nhiên, Nghị định lại không có quy định về vị trí việc làm của GV dạy tiếng DTTS mà chỉ quy định: “GV dạy tiếng DTTS được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung” (Khoản 1, Điều 9).

Chính sách đối với GV dạy tiếng DTTS tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được duy trì từ năm 2010 cho đến nay. Gần đây nhất được quy định tại Thông tư số 32/2021/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ.

Trong Báo cáo số 1533/BC-UBDT ngày 11/11/2020 về kết quả rà soát chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, Ủy ban Dân tộc (UBDT) cho biết, vì không có vị trí việc làm nên các địa phương không tuyển GV dạy tiếng DTTS. Các địa phương đều sử dụng vị trí việc làm của GV tiểu học nói chung để tuyển GV, sau đó lựa chọn GV là người DTTS để điều chuyển sang giảng dạy tiếng DTTS. Do đó, các GV dạy tiếng DTTS đều thuộc vị trí việc làm của GV tiểu học.

Do đó, một thực tế hiện nay là, chỉ tiêu tuyển dụng GV dạy tiếng DTTS ở nhiều địa phương còn hạn chế. Sinh viên ra trường cũng gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành.

Giờ học chính tả của thầy và trò ở Điểm trường Thèn Pả, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Giờ học chính tả của thầy và trò ở Điểm trường Thèn Pả, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực triển khai dạy học tiếng DTTS sớm nhất trong cả nước, với chương trình tiếng Khmer được đưa vào từ năm học 2006 - 2007 ở trường tiểu học và THCS tại 10 tỉnh, thành (An Giang, Bạc liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP Cần Thơ). Đây cũng là khu vực duy nhất của cả nước hiện nay có cơ sở giáo dục đào tạo chính quy và cấp bằng chuẩn trình độ GV tiếng DTTS - là Trường ĐH Trà Vinh, với ngành Sư phạm Ngữ văn Khmer Nam Bộ. 

Trong điều kiện chưa quy định vị trí việc làm đối với GV tiếng DTTS, hơn nữa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, tiếng DTTS chỉ còn 2 tiết/tuần (trước đây 4 tiết/tuần) thì cơ hội để có việc làm tại các cơ sở giáo dục tại địa phương của sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn Khmer càng hẹp hơn.

Khó mở rộng đào tạo

Theo quy định tại NĐ 82, để thực hiện dạy học tiếng DTTS thì GV phải đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng, được đào tạo dạy tiếng DTTS tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm, khoa sư phạm. Tuy nhiên, theo Báo cáo số 1533/BC-UBDT ngày 11/11/2020, UBDT cho rằng, vì không có quy định vị trí việc làm cho GV dạy tiếng DTTS, do đó việc đào tạo GV dạy tiếng DTTS rất khó khăn và hầu như không triển khai được.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc, đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT mới chỉ cấp phép cho Trường Đại học Trà Vinh mở mã ngành đào tạo Sư phạm Ngữ văn Khmer Nam Bộ - là trường đại học duy nhất hiện nay đào tạo GV chính quy và cấp bằng chuẩn trình GV tiếng DTTS. Và hiện GV tiếng Khmer được đánh giá là cơ bản đạt trình độ chuẩn đào tạo về chuyên môn tiếng DTTS theo quy định.

Trong khi đó, theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 1.026 GV tiếng DTTS (gần 90% số GV dạy cấp tiểu học), chiếm 0,2% tổng số GV các cấp học phổ thông. Đây là một rào cản rất lớn để thực hiện chương trình 8 thứ tiếng DTTS (Khmer, Chăm, Ê Đê, Mnông, Mông, Thái, Gia Rai, Ba Na) trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 

Theo ước tính của Bộ GD&ĐT, để triển khai chương trình tiếng DTTS mới, năm học 2024 - 2025 cần thêm khoảng gần 4.000 GV, đến năm học 2029 - 2030 là khoảng hơn 9.000 GV dạy 8 thứ tiếng.

Trường Đại học Trà Vinh hiện là cơ sở đào tạo nguồn cán bộ dân tộc quan trọng cho khu vực phía Nam và cả nước. (Trong ảnh: Khai giảng Lớp bồi dưỡng tiếng Khmer thực hiện theo Kết luận 39-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước do Cục Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Trường ĐH Trà Vinh tổ chức diễn ra ngày 12/4/2023)
Trường Đại học Trà Vinh hiện là cơ sở đào tạo nguồn cán bộ dân tộc quan trọng cho khu vực phía Nam và cả nước. (Trong ảnh: Khai giảng Lớp bồi dưỡng tiếng Khmer thực hiện theo Kết luận 39-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước do Cục Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Trường ĐH Trà Vinh tổ chức diễn ra ngày 12/4/2023)

Tại Hội nghị triển khai Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/1/2022 về phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng DTTS trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 – 2030”, đại diện một số trường đại học tham dự hội nghị kiến nghị cần linh hoạt trong việc cho phép các trường mở mã ngành đào tạo GV giảng dạy tiếng DTTS. Cùng với đó, để nhanh chóng có được nguồn GV có trình độ đại học dạy tiếng DTTS có thể sử dụng phương pháp đào tạo liên thông hoặc đào tạo bằng đại học thứ hai. Các trường cũng kiến nghị nên mở rộng hơn phương thức đào tạo và đối tượng được đào tạo tiếng DTTS, vì nhu cầu học tiếng DTTS ở các vùng có đông đồng bào DTTS và miền núi không chỉ dừng lại ở GV, học sinh, sinh viên.

Thực trạng đội ngũ GV dạy tiếng DTTS cũng đã được là rõ trong Báo cáo của Đoàn giám sát về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” trình bày tại Phiên họp thứ 25 - Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/8/2023. Tại phiên họp này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, cần phân tích, đánh giá bổ sung về chế độ, chính sách đối với GV dạy tiếng DTTS hiện còn nhiều vấn đề bất cập khi thiếu hụt nguồn nhân lực, ít có GV đạt chuẩn, chưa có trong biên chế, vị trí việc làm, thậm chí có GV được phân công dạy học sinh DTTS nhưng không phải dân tộc đó nên có khó khăn trong việc hiểu và hướng dẫn cho các em, nhất là khối tiểu học. 

Thông tư số 32/2021/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện một số điều NĐ 82 quy định, GV dạy tiếng DTTS được đào tạo ngành, chuyên ngành sư phạm về tiếng DTTS tại các cơ sở giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo GV chuẩn bị đầy đủ các điều kiện mở ngành đào tạo GV dạy tiếng DTTS đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Việc bồi dưỡng GV dạy học tiếng DTTS thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.