Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nét đẹp văn hóa trong đời sống dân tộc Hoa

Linh Chi - 10:31, 20/05/2022

Người Hoa là 1 trong 8 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Tổ tiên dân tộc Hoa di cư từ Trung Quốc đến Việt Nam vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Trong quá trình định cư, lập bản, đồng bào người Hoa luôn gìn giữ văn hóa truyền thống, lưu truyền nét đặc sắc riêng trong đời sống sinh hoạt.

Đời sống của dân tộc Hoa là sự kết hợp của văn hóa Việt Nam - Trung Quốc
Đời sống của dân tộc Hoa là sự kết hợp của văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, dân tộc Hoa (tên khác: Hán, Xạ Phang) chiếm 1,52% tổng số dân cư. Đồng bào Hoa sinh sống tập trung ở 4 bản thuộc xã Phìn Hồ: Đề Pua, Đề Tinh 2, Mo Công, Mạy Hốc. Nghề phổ biến của họ là làm nương rẫy ở xa nhà, mỗi năm chỉ canh tác một vụ; hoặc buôn bán nhỏ lẻ, hành nghề bốc thuốc Bắc. Ngoài ra, người Hoa duy trì nghề may truyền thống, qua đó bảo tồn nhiều nét văn hóa độc đáo.

Ngày nay, đồng bào dân tộc Hoa vẫn kết hợp văn hóa giàu đẹp vào trong lối sống hiện đại. Bên cạnh thói quen mặc đồ truyền thống, lưu truyền tập tục thờ cúng lâu đời, thì người Hoa còn gìn giữ tiếng dân tộc trong phạm vi gia đình. Tại xã Phìn Hồ, trẻ em Hoa có thể sử dụng cả tiếng mẹ đẻ và tiếng Kinh. Các em cũng được người lớn trong nhà dạy nghề thêu thùa, gìn giữ nét đẹp dân tộc qua nhiều hoa văn độc đáo.  

Nhà ở đây thường có 3 loại: nhà 3 gian hai chái, nhà chữ Môn và chữ Khẩu. Vật liệu xây nhà thường là gỗ, gạch mộc. Ngói lợp bằng tôn (nếu nhà có điều kiện) hoặc quế, lá tre, phên nứa
Nhà ở đây thường có 3 loại: nhà 3 gian hai chái, nhà chữ Môn và chữ Khẩu. Vật liệu xây nhà thường là gỗ, gạch mộc. Ngói lợp bằng tôn (nếu nhà có điều kiện) hoặc quế, lá tre, phên nứa
Khu vực bàn thờ được đặt ở vị trí trung tâm nhất trong nhà người Hoa, có màu đỏ là chủ đạo, bài trí thêm nhiều giấy hồng chữ Hán với nội dung cầu phúc, cầu lợi, cầu bình yên
Khu vực bàn thờ được đặt ở vị trí trung tâm nhất trong nhà người Hoa, có màu đỏ là chủ đạo, bài trí thêm nhiều giấy hồng chữ Hán với nội dung cầu phúc, cầu lợi, cầu bình yên
Ngoài bàn thờ lớn chính giữa thì người Hoa còn có kệ thờ nhỏ bên cạnh, đặt trên đó 1 bát hương và 3 chén nước
Ngoài bàn thờ lớn chính giữa thì người Hoa còn có kệ thờ nhỏ bên cạnh, đặt trên đó 1 bát hương và 3 chén nước
Người Hoa thường tự may trang phục tại nhà, họ ưa chuộng hoa văn thổ cẩm và màu sắc tươi sáng
Người Hoa thường tự may trang phục tại nhà, họ ưa chuộng hoa văn thổ cẩm và màu sắc tươi sáng
Bé gái Hoa mặc đồ truyền thống, trong khi trang phục bé trai giống người Kinh
Bé gái Hoa mặc đồ truyền thống, trong khi trang phục bé trai giống người Kinh
Điểm nhấn nổi tiếng nhất trong văn hóa người Hoa là đôi giày thêu (liển hài). Nghề làm giày thêu của người Hoa Xạ Phang được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL ngày 09/3/2021
Điểm nhấn nổi tiếng nhất trong văn hóa người Hoa là đôi giày thêu (liển hài). Nghề làm giày thêu của người Hoa Xạ Phang được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL ngày 09/3/2021
Trung bình, một đôi giày thêu được hoàn thiện trong vòng 10-12 ngày. Đây là món phụ kiện hội tụ tất cả tinh hoa của người Hoa, với hoa văn phổ biến là hoa 6 cánh và 4 cánh được thêu đan xen nhau, xung quanh là thực vật thân leo, hoạ tiết ô trám lồng, sóng lượn…
Trung bình, một đôi giày thêu được hoàn thiện trong vòng 10-12 ngày. Đây là món phụ kiện hội tụ tất cả tinh hoa của người Hoa, với hoa văn phổ biến là hoa 6 cánh và 4 cánh được thêu đan xen nhau, xung quanh là thực vật thân leo, hoạ tiết ô trám lồng, sóng lượn…
Địu em bé của người Hoa được thêu rất cầu kỳ
Địu em bé của người Hoa được thêu rất cầu kỳ
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.