Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Ngành Tiểu thủ công nghiệp ở Lào Cai: Từng bước phục hồi sản xuất

Trọng Bảo - 10:05, 15/06/2020

Toàn tỉnh Lào Cai hiện có hơn 7.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơ sở này chỉ hoạt động cầm chừng, sản lượng thấp, có những cơ sở phải tạm dừng hoạt động. Ngay sau thời gian bị gián đoạn sản xuất do dịch bệnh, đến nay hầu hết các cơ sở TTCN đã hoạt động trở lại với các mức độ khác nhau.

Cơ sở sản xuất mộc dân dụng Lưu Hồng Điệp đang bắt đầu hoạt động trở lại sau thời gian nghỉ dịch.
Cơ sở sản xuất mộc dân dụng Lưu Hồng Điệp đang bắt đầu hoạt động trở lại sau thời gian nghỉ dịch.

Từ sau tết Nguyên đán đến hết tháng 4/2020, cơ sở sản xuất mộc dân dụng Lưu Hồng Điệp, tại Cụm TTCN Bắc Duyên Hải (TP. Lào Cai) chuyên sản xuất gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên luôn trong tình trạng hoạt động cầm chừng. Không có đơn hàng mới, công nhân không có việc làm nên phải nghỉ việc.

Để giữ chân người lao động (NLĐ), cơ sở phải xoay xở để có kinh phí hỗ trợ trong thời gian 3 tháng cho NLĐ. Ngay sau khi được phép hoạt động trở lại, cơ sở đã thông báo cho công nhân trở lại làm việc, hoàn tất các đơn hàng còn dang dở.

“Chúng tôi đã đầu tư một dây chuyền trị giá gần 300 triệu đồng để đáp ứng những đơn hàng lớn. Hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều khách hàng để từng bước khôi phục sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho NLĐ”, ông Lưu Hồng Điệp, chủ cơ sở chia sẻ.

Tương tự, Công ty TNHH Hoàng Minh (TP. Lào Cai) hoạt động trong lĩnh vực cơ khí cũng bắt đầu hoạt động trở lại hơn 1 tháng nay. Các công nhân đang gấp rút hoàn thiện khuôn bao, song sắt, cửa… để lắp đặt tại công trình sửa chữa một trụ sở cơ quan Nhà nước.

Ông Đinh Quang Minh, Giám đốc Công ty Hoàng Minh cho biết, 3 tháng qua hầu hết các hạng mục thi công lắp đặt tại công trường phải tạm dừng, một số hợp đồng đã ký kết trước đó không thể hoàn thành đúng thời hạn. Tuy nhiên, Công ty xác định những khó khăn trên cũng là khó khăn chung, điều quan trọng là phải nỗ lực tranh thủ cơ hội khi các hoạt động kinh tế vận hành trở lại sau khi dịch bệnh qua đi.

Tại Nhà máy Chế biến tinh dầu quế, tinh dầu sả của Công ty TNHH Sơn Hải (huyện Bảo Yên), các dây chuyền chế biến tinh dầu cũng đã được khởi động trở lại. Các chuyến xe chở nông sản của người dân tấp nập ra vào nhà kho. Theo lãnh đạo Nhà máy, mặc dù thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty vẫn gặp khó khăn, nhưng đơn vị vẫn duy trì việc thu mua nông sản cho người dân với giá hợp lý và cố gắng duy trì hoạt động sản xuất với hy vọng thị trường sẽ sớm khởi sắc trở lại.

Ông Phan Văn Cương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai cho biết: Toàn tỉnh có 96,51% doanh nghiệp nhỏ và 91,94% doanh nghiệp vừa bị tác động bởi dịch Covid-19; trong đó, có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TTCN. Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực, nhưng nhìn chung các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn Lào Cai vẫn gặp nhiều khó khăn do hàng hóa sản xuất không xuất khẩu được. Nhiều cơ sở không thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh; nguồn thu không đủ bù đắp các chi phí phát sinh, vì thế thiếu hụt nguồn vốn sản xuất kinh doanh.

“Nếu có những chính sách kịp thời, phù hợp, các cơ sở sản xuất TTCN với lợi thế hoạt động đa dạng, linh hoạt, thích ứng nhanh sẽ nhanh chóng phát huy thế mạnh của mình, từng bước phục hồi sản xuất, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của của tỉnh”, ông Cương cho biết.

Nếu có những chính sách kịp thời, phù hợp, các cơ sở sản xuất TTCN với lợi thế hoạt động đa dạng, linh hoạt, thích ứng nhanh sẽ nhanh chóng phát huy thế mạnh của mình, từng bước phục hồi sản xuất, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của của tỉnh”.

Ông Phan Văn Cương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai.


Tin cùng chuyên mục
Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tỷ lệ lao động (LĐ) chưa qua đào tạo còn cao, là rào cản lớn trong việc cải thiện việc làm, thu nhập ở khu vực nông thôn, miền núi. Trong bối cảnh thị trường LĐ ngày càng yêu cầu cao về tay nghề, bên cạnh mở rộng quy mô để tăng tỷ lệ LĐ qua đào tạo thì cũng cần tăng đào tạo kỷ năng mềm, trọng tâm là kỹ năng khởi sự kinh doanh.