Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Ngành TT&TT Vĩnh Phúc: Bảo đảm thông tin thông suốt để xây dựng NTM

Lan Anh - 00:26, 23/10/2019

Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020, tiêu chí số 8 về thông tin - truyền thông (TT&TT) có mục tiêu cơ bản là đưa thông tin về cơ sở, góp phần giảm nghèo về thông tin. Nhưng quan trọng hơn cả, việc hoàn thành và nâng cao tiêu chí số 8 tác động đến tất cả mọi lĩnh vực, bảo đảm tính toàn diện, liên tục trong xây dựng NTM.

Thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo) - một trong những khu du lịch trọng điểm của tỉnh được lắp đặt, phủ sóng wifi miễn phí từ đầu năm 2014.
Thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo) - một trong những khu du lịch trọng điểm của tỉnh được lắp đặt, phủ sóng wifi miễn phí từ đầu năm 2014.

Thông tin đi trước

Vĩnh Phúc hiện là một trong những địa phương đứng đầu cả nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tính đến hết tháng 9/2019, toàn tỉnh có 109/112 xã đạt chuẩn; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,11%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 80 triệu đồng/người/năm. Theo kế hoạch, hết năm 2019, các xã còn lại sẽ “về đích” NTM, nâng số xã đạt chuẩn của tỉnh lên 100%.

Đây là “quả ngọt” cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng các tầng lớp Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong xây dựng NTM. Bởi Vĩnh Phúc bước vào thực hiện chương trình với xuất phát điểm rất thấp, số tiêu chí bình quân chỉ đạt 4,5 tiêu chí/xã.

Lấy huyện Tam Đảo làm dẫn chứng. Là huyện miền núi, có đông đồng bào DTTS sinh sống, khi bước vào xây dựng NTM, số tiêu chí bình quân ở Tam Đảo chỉ đạt 4,5 tiêu chí/xã, thu nhập bình quân đầu người khoảng 9 triệu đồng/người/năm. Sau 8 năm xây dựng NTM, đến thời điểm này, toàn huyện đã có 8/8 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM và huyện cơ bản đã đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM đạt 100%. Chất lượng đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS được nâng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân toàn huyện Tam Đảo đạt khoảng 43 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 4,63%.

Những kết quả trong xây dựng NTM của Tam Đảo nói riêng, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung có sự đóng góp rất lớn của ngành TT&TT. Sau 8 năm xây dựng NTM, với hai bộ tiêu chí xây dựng NTM của 2 giai đoạn (2011 - 2015, 2016 - 2020), ngành TT&TT tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương để hoàn thành và “về đích” sớm tiêu chí số 8.

TT&TT đi trước đã góp phần quan trọng bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và phục vụ đời sống Nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, nhất là trong công cuộc xây dựng NTM.

Đồng hành với NTM nâng cao

Thực tế cho thấy, xây dựng NTM là hành trình có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Do vậy, sau khi đạt chuẩn NTM thì các địa phương phải tiếp tục nỗ lực hơn để nâng cao hơn nữa đời sống của người dân nông thôn; đưa khu vực nông thôn thu ngắn khoảng cách phát triển so với khu vực thành thị.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ban hành Quy định về điều kiện, tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao; thôn dân cư NTM, xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu giai đoạn 2019 - 2020 nhằm tránh tình trạng “rớt chuẩn” sau khi được công nhận, bảo đảm xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng đến phát triển nông thôn bền vững.

Để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xây dựng NTM nói riêng và phục vụ đời sống Nhân dân, ngành TT&TT Vĩnh Phúc đã kịp thời xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình mới.

Cụ thể, giai đoạn 2020 - 2030, bên cạnh việc tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận chuyên môn, các doanh nghiệp trực thuộc ngành thực hiện tiêu chí số 8, Sở còn phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sức lan tỏa cho phong trào, đóng góp quan trọng vào công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng NTM nâng cao của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.