Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Đắk Lắk- Đề cao giá trị và tình yêu đối với văn hóa truyên thống

Lê Hường - 06:49, 22/11/2023

Sau 3 ngày diễn ra liên tục, sôi nổi từ ngày 18 - 20/11, Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023 đã khép lại. Với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn đầy ý nghĩa và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, Ngày hội văn hóa các dân tộc đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người dân, du khách và trở thành sự kiện hội tụ sinh động sắc màu văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, Ngày hội Văn hóa các dân tộc còn là dịp đề cao giá trị và tình yêu đối với văn hóa truyền thống trong mỗi người dân.

Trao giải một số nội dung trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc
Trao giải một số nội dung trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc

Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023 có chủ đề “Hội tụ sắc màu” với sự tham gia của gần 700 nghệ nhân, diễn viên quần chúng đến từ 15 huyện, thị xã, thành phố. Với 10 hoạt động chính và 2 hoạt động hưởng ứng, ngày hội đã mang đến cho du khách những trải nghiệm nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk, để lại những ấn tượng sâu sắc đối với công chúng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban tổ chức Ngày hội H’Yim Kđoh trao Bằng khen cho các tập thể
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban tổ chức Ngày hội H’Yim Kđoh trao Bằng khen cho các tập thể

Trong đó, phải kể đến chương trình khai mạc với đa dạng các sắc màu văn hóa, một sự hòa quyện trong âm nhạc truyền thống và hiện đại, hòa quyện tình đoàn kết của các dân tộc. Tiếp đến là chuỗi hoạt động gồm chương trình trình diễn các đặc trưng văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu, truyền thống với nhiều tiết mục đặc sắc mang đặc trưng văn hóa của từng dân tộc; trưng bày giới thiệu các sản phẩm văn hóa – du lịch đặc trưng, tiêu biểu; chế biến, giới thiệu các món ăn, thức uống truyền thống của các dân tộc; trưng bày ảnh nghệ thuật chủ đề về “voi”; trình diễn nghi thức rước rể (Iêô wĭt sang mniê) của người Ê Đê đến từ buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, Tp. Buôn Ma Thuột; Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người Mnông…

Người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian
Người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian

Trong khuôn khổ của ngày hội còn có các hoạt động để Nhân dân và du khách có thể tham gia trải nghiệm như: Các trò chơi dân gian, trình diễn nghề gốm nung lộ thiên của dân tộc Mnông, xã Yang Tao, huyện Lắk.

Chị Nguyễn Hoàng Quyên (33 tuổi) ở TPHCM chia sẻ: Tôi đã đến Đắk Lắk một rất thích thú với khung cảnh thiên nhiên và con người nơi đây. Lần này, đến Đắk Lắk đúng vào dịp Ngày hội văn hóa các dân tộc, tôi được trải nghiệm nhiều hoạt động, hiểu thêm rất nhiều về văn hóa các dân tộc, đặc biệt các tiết mục trình diễn của những nghệ nhân, nghệ sĩ ở các buôn làng. Đắk Lắk thật sự là vùng đất hội tụ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, phong phú.

Gian hàng giới thiệu các sản phẩm văn hóa – du lịch đặc trưng, tiêu biểu, ẩm thực truyền thống huyện Buôn Đôn
Gian hàng giới thiệu các sản phẩm văn hóa – du lịch đặc trưng, tiêu biểu, ẩm thực truyền thống huyện Buôn Đôn

Nằm ở trung tâm của vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk là nơi hội tụ của 49 dân tộc đến từ khắp mọi miền Tổ quốc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu trong sự thống nhất.

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống của các dân tộc, là dấu hiệu nhận diện tộc người, là di sản văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chứa đựng giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, tồn tại và phát triển qua quá trình lao động, sáng tạo.

Trong đêm bế mạc, ngoài thưởng thức các tiết mục âm nhạc đặc sắc mang đậm văn hóa các dân tộc. Đặc biệt, người dân và du khách được chiêm ngưỡng màn trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, do những người mẫu không chuyên đến từ các buôn làng.

Trình diễn Lễ rước rể của người Ê Đê
Trình diễn Lễ rước rể của người Ê Đê

Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc có đặc trưng riêng. Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc, nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị trang phục và văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời, khơi dậy khát vọng, niềm tự hào về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, đặc biệt là với thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống…

Có thể nói, các hoạt động tại Ngày hội góp phần cổ vũ Nhân dân 49 dân tộc tiếp tục kề vai sát cánh, phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên, cùng giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; nỗ lực giữ gìn, giới thiệu các giá trị văn hóa tốt đẹp đến Nhân dân cả nước, bạn bè Quốc tế và trao truyền cho thế hệ trẻ, cùng chung tay xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc.

Tiết mục biểu diễn đặc trưng văn hóa Lào của nghệ nhân, diễn viên quần chúng xã Krông Na, huyện Buôn Đôn
Tiết mục biểu diễn đặc trưng văn hóa Lào của nghệ nhân, diễn viên quần chúng xã Krông Na, huyện Buôn Đôn

Phát biểu tại Lễ bế mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban tổ chức Ngày hội H’Yim Kđoh nhấn mạnh: thành công của ngày hội là nguồn động lực mạnh mẽ để cổ vũ đồng bào các dân tộc trong tỉnh, thắt chặt hơn khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa, giáo dục và an ninh quốc phòng; tích cực hơn nữa trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. 

Ngày hội cũng góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh để thu hút đầu tư phát triển du lịch; lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng 49 dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Qua công tác tổ chức ngày hội lần này, cũng là dịp để các cấp, các ngành tổng kết, đánh giá và xác định các nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong công tác quản lý và đề xuất xây dựng chính sách.

Trình diễn đâm đuống của dân tộc Mường ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana
Trình diễn đâm đuống của dân tộc Mường ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana

Trong đêm Bế mạc, Ban Tổ chức tổ chức trao giải 7 giải C, 5 giải B, 5 giải A nội dung Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa – du lịch đặc trưng, tiêu biểu, ẩm thực truyền thống của các dân tộc; 7 giải C, 5 giải B và 3 giải A nội dung Trình diễn các đặc trưng văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu, truyền thống của các dân tộc.

Để ghi nhận thành tích của các đơn vị đã tổ chức và tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã quyết định tặng Bằng khen cho 20 tập thể tham gia ngày hội.

Một số hình ảnh trình diễn trang phục truyền thống trong đêm bế mạc:

Em kg bài ngoài kế hoạch: Đắk Lắk - Nơi hội tụ sắc màu văn hóa 7
Em kg bài ngoài kế hoạch: Đắk Lắk - Nơi hội tụ sắc màu văn hóa 8
Em kg bài ngoài kế hoạch: Đắk Lắk - Nơi hội tụ sắc màu văn hóa 9
Em kg bài ngoài kế hoạch: Đắk Lắk - Nơi hội tụ sắc màu văn hóa 10
Em kg bài ngoài kế hoạch: Đắk Lắk - Nơi hội tụ sắc màu văn hóa 11
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.