Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Ngày mới ở Tà Vờng

Thùy Linh - 14:23, 11/02/2020

Con đường từ trung tâm xã Trọng Hóa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đến bản Tà Vờng có chiều dài hơn 30km. Muốn đến bản, phải đi qua 3 con suối và những đoạn đường gập ghềnh, với nhiều dốc đứng, đá lổm nhổm.

Tà Vờng là bản văn hóa cấp tỉnh đầu tiên của tỉnh Quảng Bình.
Tà Vờng là bản văn hóa cấp tỉnh đầu tiên của tỉnh Quảng Bình

Tà Vờng và bản Lòm, là hai bản xa nhất của xã Trọng Hóa. Nhìn từ trên cao, bản Tà Vờng được bao quanh bởi dòng suối xanh trong, cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với những rẫy lúa vàng.

Theo chân cán bộ xã Trọng Hóa, chúng tôi vào thăm nhà Trưởng bản Hồ Khiên, là hộ đầu tiên làm đơn xin thoát ra khỏi hộ nghèo.

Trong căn nhà sàn ấm cúng, Hồ Khiên chia sẻ: Cách đây mấy năm, gia đình ông được Đảng, Nhà nước hỗ trợ tiền để làm trụ nhà bằng bê tông, từ nguồn hỗ trợ này gia đình đã làm được ngôi nhà chắc chắn, khang trang. Không sợ mưa bão nữa, cũng từ đó gia đình yên tâm để an cư lạc nghiệp, phát triển kinh tế. Qua 3 năm, gia đình Hồ Khiên đã sở hữu hơn 9 vạn cây keo, trên 150 cây huê, ông còn nuôi 4 con bò sinh sản, mỗi năm trồng và thu hoạch hơn 10 bao lúa rẫy. Từ năm 2018, ông đầu tư thêm trồng các loại cây ăn quả như ổi, bưởi, thanh long, mít…. và trồng rau. Nhờ đó, cuộc sống gia đình ngày càng khấm khá, không lo đói vào mùa giáp hạt như những năm trước.

“Mình được Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều rồi, giờ mình đã học được cách trồng rừng, trồng cây ăn quả, nuôi con bò, con gà nên mình không lo đói nghèo nữa. Xin ra khỏi hộ nghèo vì mình tự biết gia đình đã tự túc được lương thực, mình sẽ quyết tâm làm ăn để bà con trong bản học theo”, Hồ Khiên phấn khởi nói.

Ông Phạm Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cho biết bản Tà Vờng có 24 hộ dân với 121 nhân khẩu. Cách đây 3 năm về trước, từ một bản nghèo thuộc loại nhất nhì trong xã, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn ở mức cao, đói nghèo, bệnh tật xảy ra thường xuyên, 100% hộ nghèo thậm chí có những hộ dễ rơi vào tình trạng nghèo bền vững.

Để giúp và con dân bản an cư lạc nghiệp, từ các nguồn kinh phí lồng ghép, UBND huyện Minh Hóa đã hỗ trợ cho 22 hộ dân trong bản, mỗi hộ 25 triệu đồng để làm bộ khung nhà chống mối bằng trụ bê tông, đến nay bản đã có trên 90% hộ có nhà kiên cố, gia đình nào cũng làm lúa rẫy, trồng rừng kinh tế, 70% hộ có tivi.

Bản được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời. 100% con em đến trường đúng độ tuổi, gia đình nào cũng làm hàng rào kiên cố để tránh trâu, bò vào vườn, không nuôi lợn thả rông dưới sàn nhà. Hầu hết các gia đình đều có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng biệt để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường. Hiện, Tà Vờng đã được công nhận là Bản văn hóa cấp tỉnh đầu tiên của xã Trọng Hóa.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.