Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nghệ An khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng ở các thôn bản

PV - 17:08, 25/04/2023

Hiện nay, các điểm du lịch cộng đồng tại Nghệ An đang chuẩn bị các điều kiện để đón khách vào dịp nghỉ lễ 30/4, trong đó có việc công khai giá cả dịch vụ ẩm thực, giá phòng nghỉ và lộ trình các điểm đi - đến.

Mô hình chuỗi giá trị dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng được nhiều địa phương ở Nghệ An triển khai hiệu quả. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN
Mô hình chuỗi giá trị dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng được nhiều địa phương ở Nghệ An triển khai hiệu quả. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Theo dự báo của các địa phương, dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, nhiều điểm du lịch cộng đồng tại Nghệ An lượng khách đến sẽ tăng cao, nhất là các điểm du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu, Kỳ Sơn…

Đây là những địa phương phát triển được loại hình du lịch cộng đồng ở các thôn bản, gắn kết được việc khai thác các tiềm năng tại địa phương với việc phát huy những nét đẹp truyền thống, phong tục tập quán, văn hóa của người dân địa phương để thu hút du khách.

Tại Nghệ An, trong điều kiện còn gặp khó khăn về vốn đầu tư, giao thông đi lại nhưng một số huyện miền núi trong tỉnh quan tâm đến phát triển du lịch cộng đồng. Đây cũng là việc làm nhằm giúp đồng bào DTTS, miền núi có thêm việc làm, thu nhập, trong đó đã có những mô hình thành công, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần tăng lượng khách và doanh thu du lịch cho các huyện miền núi trong tỉnh. Theo thống kê của ngành Du lịch, năm 2022, các huyện miền núi Nghệ An đã đón 120.000 lượt khách du lịch, đạt doanh thu khoảng 60 tỷ đồng.

Sở Du lịch Nghệ An cho biết, tỉnh có những điểm phát triển được du lịch cộng đồng, tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải tạo môi trường để thu hút tốt các nhà đầu tư đến khai thác, phát triển du lịch cộng đồng.

Thực tế hiện nay, tuy du lịch cộng đồng trong tỉnh đã có những bước phát triển mới, nhưng so với tiềm năng còn hạn chế. Nổi lên đó là các dịch vụ còn đơn điệu, nghèo nàn; khả năng, nội lực đầu tư của người dân và chính quyền địa phương còn hạn chế.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.