Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nghề chạm bạc truyền thống của người Mông ở Lao Xa

PV - 14:20, 13/05/2019

Người Mông có rất nhiều nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm đặc trưng của dân tộc, trong đó chạm, khắc bạc ở thôn Lao Xa, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn( Hà Giang) là một trong những nghề lâu đời ở vùng Cao nguyên đá, đang được gìn giữ và phát huy hiệu quả.

Thôn Lao Xa với những ngôi nhà truyền thống của người Mông nép mình bên sườn núi đá tai mèo. Thôn Lao Xa với những ngôi nhà truyền thống của người Mông nép mình bên sườn núi đá tai mèo.

Thôn Lao Xa cách trung tâm xã Sủng Là khoảng 5km, trên sườn núi đá cao; có 103 hộ người Mông sinh sống. Nơi đây có gia đình ông Mua Sè Sính (67 tuổi) còn giữ được nghề này. Ông Sính kể: Không biết nghề chạm, khắc bạc có từ khi nào, chỉ nhớ mình được ông bà, bố mẹ truyền dạy từ khi rất nhỏ.

Ông Mua Sè Sính chế tác bạc thành các sản phẩm. Ông Mua Sè Sính chế tác bạc thành các sản phẩm.

Các sản phẩm trang sức bằng bạc ở Lao Xa không chỉ tinh tế, mà còn phong phú về chủng loại: Nhẫn, lắc tay, lắc chân, vòng cổ… Đặc biệt, phong tục của người Mông là dùng trang sức bằng bạc trong các dịp lễ, tết hoặc tặng cho con gái làm của hồi môn khi về nhà chồng; nên nghề chạm, khắc bạc ở Lao Xa có điều kiện gìn giữ và phát huy đến bây giờ.

Các sản phẩm vòng bạc được ông Sính chế tác rất tinh xảo và đẹp mắt. Các sản phẩm vòng bạc được ông Sính chế tác rất tinh xảo và đẹp mắt.

 

Trước kia chủ yếu làm thủ công, hiện nay nghề chạm, khắc bạc đã được máy hỗ trợ ở một số công đoạn chế tác sản phẩm. Trước kia chủ yếu làm thủ công, hiện nay nghề chạm, khắc bạc đã được máy hỗ trợ ở một số công đoạn chế tác sản phẩm.

 

Các sản phẩm được chế tác từ bạc trở thành của hồi môn của bố mẹ trao cho con trước khi đi lấy chồng. Các sản phẩm được chế tác từ bạc trở thành của hồi môn của bố mẹ trao cho con trước khi đi lấy chồng.

 (baohagiang.vn)

 

 

 

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.