Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nghệ nhân gìn giữ làn điệu dân ca Thái cổ

PV - 14:06, 10/07/2018

Khắp Thái hay còn gọi là hát Thái là những làn điệu dân ca cổ nổi tiếng vùng đất Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Cho đến nay, những làn điệu ấy vẫn còn được gìn giữ, truyền dạy bởi một người nghệ nhân tâm huyết. Đó là bà Điêu Thị Xiêng (ở thôn Đêu 1, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ)- người từng giành được nhiều giải thưởng tại các hội diễn nghệ thuật của tỉnh và toàn quốc với các làn điệu của chính dân tộc mình.

Năm nay đã ngoài 50 tuổi nhưng nghệ nhân dân gian Điêu Thị Xiêng, xã Nghĩa An vẫn hăng say sáng tác và hát khắp-một làn điệu dân ca của dân tộc Thái. Bà thuộc lòng nhiều làn điệu dân ca Thái cổ như “Hăn nê”, “Nả lảu” (tức hát xướng đông người), “giao duyên”, hát ru, hát “xên” (tức hát cúng)... Các làn điệu dân ca Thái đều mang tính răn dạy con cháu làm điều hay, lẽ phải, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Nghệ nhân Điêu Thị Xiêng cho biết: “Những làn điệu hát dân ca như cơm ăn, nước uống hằng ngày của tôi rồi. Từ nhỏ theo mẹ ra đồng, thấy các bà, các mẹ hát khắp, tôi đã rất thích và đòi mẹ dạy cho. Lớn lên thì đi học hát theo các bác ở trong bản, trong làng. Cứ thế, nó đã ngấm vào da thịt vào trái tim của tôi”.

Nghệ nhân Điêu Thị Xiêng người thổi pí thể hiện làn điệu khắp Hăn nê. Nghệ nhân Điêu Thị Xiêng người thổi pí thể hiện làn điệu khắp Hăn nê.

Năm nay đã ngoài 50 tuổi nhưng nghệ nhân dân gian Điêu Thị Xiêng, xã Nghĩa An vẫn hăng say sáng tác và hát khắp-một làn điệu dân ca của dân tộc Thái. Bà thuộc lòng nhiều làn điệu dân ca Thái cổ như “Hăn nê”, “Nả lảu” (tức hát xướng đông người), “giao duyên”, hát ru, hát “xên” (tức hát cúng)... Các làn điệu dân ca Thái đều mang tính răn dạy con cháu làm điều hay, lẽ phải, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Nghệ nhân Điêu Thị Xiêng cho biết: “Những làn điệu hát dân ca như cơm ăn, nước uống hằng ngày của tôi rồi. Từ nhỏ theo mẹ ra đồng, thấy các bà, các mẹ hát khắp, tôi đã rất thích và đòi mẹ dạy cho. Lớn lên thì đi học hát theo các bác ở trong bản, trong làng. Cứ thế, nó đã ngấm vào da thịt vào trái tim của tôi”.

Những lúc rảnh rỗi, bà Xiêng lại dạy hát cho mọi người trong làng bản, bất kể ai đến học, dù chỉ là 1 người bà cũng dạy. Chị Hoàng Thị Sơi, sống cạnh nhà bà Xiêng cũng đã theo học hát dân ca Thái cổ của bà Xiêng được 3 năm. Chị Hoàng Thị Sơi chia sẻ: “Tiếng hát của cô Xiêng rất ngọt ngào, ai nấy đều yêu thích. Bản thân tôi đang cố gắng tiếp thu lời truyền dạy của cô Xiêng để hát hay như cô ấy và truyền lại cho con cháu mình”.

Làn điệu dân ca Thái rất phổ biến trong những lễ hội của người Thái Mường Lò-Nghĩa Lộ. Đặc biệt, làn điệu khắp Thái thường được sử dụng trong Hội Hạn khuống của đồng bào Thái. Những lời khắp mượt mà tình tứ giao duyên, ngỏ ý, thử tài văn chương đối ứng… đều nói lên những mong muốn về cuộc sống tốt đẹp của người dân. Để gìn giữ làn điệu dân ca Thái cổ, nghệ nhân Điêu Thị Xiêng còn mở lớp dạy dân ca cho các em nhỏ. Đến nay, đội dân ca của xã Nghĩa An đã thu hút được nhiều người dân từ bản Đêu, bản Vệ, Nà Vặng, Nậm Đông tham gia học hát dân ca. Tiếng hát dân ca Thái cũng từ đó mà vang mãi qua nhiều lớp thế hệ trẻ. Nghệ nhân Điêu Thị Xiêng tâm sự: “Tôi mong hát khắp sẽ ngày càng phổ biến để nhiều người con đất Mường Lò này đều biết hát khắp, hát giao duyên. Từ đó mới hiểu được những lời dăn dạy của cha ông để lại”.

Việc làm ý nghĩa của nghệ nhân Điêu Thị Xiêng rất cần được nhân rộng bởi qua những việc làm như: sáng tác, truyền dạy các làn điệu dân ca, những điệu dân vũ của đồng bào dân tộc trong bản Mường sẽ góp phần vào công cuộc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người dân vùng đất Mường Lò.

Những lúc rảnh rỗi, bà Xiêng lại dạy hát cho mọi người trong làng bản, bất kể ai đến học, dù chỉ là 1 người bà cũng dạy. Chị Hoàng Thị Sơi, sống cạnh nhà bà Xiêng cũng đã theo học hát dân ca Thái cổ của bà Xiêng được 3 năm. Chị Hoàng Thị Sơi chia sẻ: “Tiếng hát của cô Xiêng rất ngọt ngào, ai nấy đều yêu thích. Bản thân tôi đang cố gắng tiếp thu lời truyền dạy của cô Xiêng để hát hay như cô ấy và truyền lại cho con cháu mình”.

Làn điệu dân ca Thái rất phổ biến trong những lễ hội của người Thái Mường Lò-Nghĩa Lộ. Đặc biệt, làn điệu khắp Thái thường được sử dụng trong Hội Hạn khuống của đồng bào Thái. Những lời khắp mượt mà tình tứ giao duyên, ngỏ ý, thử tài văn chương đối ứng… đều nói lên những mong muốn về cuộc sống tốt đẹp của người dân. Để gìn giữ làn điệu dân ca Thái cổ, nghệ nhân Điêu Thị Xiêng còn mở lớp dạy dân ca cho các em nhỏ. Đến nay, đội dân ca của xã Nghĩa An đã thu hút được nhiều người dân từ bản Đêu, bản Vệ, Nà Vặng, Nậm Đông tham gia học hát dân ca. Tiếng hát dân ca Thái cũng từ đó mà vang mãi qua nhiều lớp thế hệ trẻ. Nghệ nhân Điêu Thị Xiêng tâm sự: “Tôi mong hát khắp sẽ ngày càng phổ biến để nhiều người con đất Mường Lò này đều biết hát khắp, hát giao duyên. Từ đó mới hiểu được những lời dăn dạy của cha ông để lại”.

Việc làm ý nghĩa của nghệ nhân Điêu Thị Xiêng rất cần được nhân rộng bởi qua những việc làm như: sáng tác, truyền dạy các làn điệu dân ca, những điệu dân vũ của đồng bào dân tộc trong bản Mường sẽ góp phần vào công cuộc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người dân vùng đất Mường Lò.

NGUYỄN THƯ