Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nghi lễ đám cưới của người Dao Mẫu Sơn

Nguyễn Sơn Tùng (thực hiện) - 11:29, 07/01/2021

Xã Công Sơn (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao thuộc ngành Dao Lù Gang. Nơi đây thuộc vùng núi Mẫu Sơn, không chỉ có khí hậu ôn hòa, trong lành mà đồng bào DTTS còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc, tiêu biểu như nghi lễ đám cưới truyền thống của người Dao.

Cô dâu người Dao Lù Gang trong ngày cưới
Cô dâu người Dao Lù Gang trong ngày cưới

Theo phong tục truyền thống, người Dao Lù Gang ở vùng núi Mẫu Sơn thường tổ chức đám cưới vào ban đêm. Đồng bào quan niệm, mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu khi mặt trời còn chưa thức dậy. Nhiều trường hợp, cô dâu phải rời nhà từ lúc 1 - 2 giờ sáng và vào nhà chú rể lúc trời còn mờ sương.

Cô dâu được đội khăn che mặt
Cô dâu được đội khăn che mặt

Ngoài của hồi môn, cô dâu chuẩn bị 2 bộ trang phục: một bộ lúc rời nhà bố mẹ đẻ và một bộ thay trước khi bước vào nhà trai. Trang phục của cô dâu gồm khăn che mặt, áo dài nhiều lớp, 4 thắt lưng. Tất cả thêu chỉ màu rực rỡ, cầu kỳ...Mỗi bộ trang phục của cô dâu người Dao Lù Gang trung bình có từ 3 đến 10 lớp. Gia đình có điều kiện, trang phục cô dâu được may nhiều lớp hơn...

Trước giờ về nhà chồng, nhà gái sẽ làm một lễ cúng để thông báo với ông bà, tổ tiên. Sau lễ cúng, cô dâu ngồi ăn cơm cùng 2 phụ dâu tại nhà mình.
Trước giờ về nhà chồng, nhà gái sẽ làm một lễ cúng để thông báo với ông bà, tổ tiên. Sau lễ cúng, cô dâu ngồi ăn cơm cùng 2 phụ dâu tại nhà mình.
Trước khi vào cổng nhà trai, đoàn nhà gái dừng lại dọc đường, các phù dâu phụ giúp thay đồ mới cho cô dâu. Lúc này, cô dâu đeo thêm vòng cổ, vòng tay, trang sức bằng bạc.
Trước khi vào cổng nhà trai, đoàn nhà gái dừng lại dọc đường, các phù dâu phụ giúp thay đồ mới cho cô dâu. Lúc này, cô dâu đeo thêm vòng cổ, vòng tay, trang sức bằng bạc.
Đến giờ đẹp, đoàn đưa dâu đến trước cổng nhà trai. Mọi hoạt động của cô dâu lúc này phụ thuộc vào phụ dâu bên cạnh, phụ dâu trước và sau sẽ che ô còn cô dâu phủ khăn đi giữa.
Đến giờ đẹp, đoàn đưa dâu đến trước cổng nhà trai. Mọi hoạt động của cô dâu lúc này phụ thuộc vào phụ dâu bên cạnh, phụ dâu trước và sau sẽ che ô còn cô dâu phủ khăn đi giữa.
Nghi lễ đám cưới của người Dao Mẫu Sơn 7

Trước cửa nhà trai lúc này đặt một bát nước và con dao, thầy cúng sẽ đọc bài khấn xua đuổi tà khí đã đi theo cô dâu trên đường và xin với tổ tiên cho cô chính thức làm dâu trong gia đình. Sau bài khấn của thầy cúng, cô dâu phải bước qua bát nước đó.

Chú rể cùng cô dâu bước vào chiếu hoa thực hiện lễ vái, gồm vái gia tiên, thầy cúng, bố mẹ, anh em họ hàng nhà trai và đoàn đưa dâu họ nhà gái.
Chú rể cùng cô dâu bước vào chiếu hoa thực hiện lễ vái, gồm vái gia tiên, thầy cúng, bố mẹ, anh em họ hàng nhà trai và đoàn đưa dâu họ nhà gái.

Phần lễ đón dâu được tổ chức long trọng nhất, có đội trống kèn và đông đảo họ hàng hai bên chứng kiến. Họ hàng nhà trai đứng hai bên, đón đoàn nhà gái cùng hai người thổi kèn pí lè cho đến khi mọi người vào hết trong nhà.

Thầy cúng làm lễ đón dâu
Thầy cúng làm lễ đón dâu

Sau đó là lễ tơ hồng – nghi thức quan trọng nhất của đám cưới. Chú rể bước ra, đến bàn thờ tổ tiên trên đó sắp xếp 12 đôi đũa, 12 bát và 12 chén rượu.

Nghi lễ đám cưới của người Dao Mẫu Sơn 10

 Nghi lễ diễn ra xong người nhà chú rể mang rượu trên bàn cúng mời các bậc bô lão có uy tín đến “thụ lộc”. Mỗi người được mời một chén rượu kèm theo miếng gan lợn luộc. Ai cũng phải uống hết để chúc mừng hạnh phúc cho chú rể, cô dâu và gia đình.

Nghi lễ đám cưới của người Dao Mẫu Sơn 11

Kết thúc nghi lễ tơ hồng, gia đình chú rể dọn cỗ cưới được chuẩn bị khá chu đáo và thịnh soạn để mời khách. Tiếp đó, thầy kèn thổi lên khúc nhạc mừng cô dâu cho đến hết đám cưới.

Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.