Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Nghị lực làm giàu của người phụ nữ Bru-Vân kiều

Nguyễn Đình Phục - 11:23, 08/06/2021

Những năm qua, hưởng ứng phong trào phụ nữ học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, nhiều hội viên phụ nữ người Pa Kô, Bru - Vân Kiều trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực vượt khó làm giàu từ tiềm năng, lợi thế của quê hương. Chị Hồ Thị Hoa ở thôn Xa Đưng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa là một điển hình như thế.

Chị Hồ Thị Hoa phát triển rừng trồng bời lời, mang lại nguồn thu nhập bền vững cho gia đình
Chị Hồ Thị Hoa phát triển rừng trồng bời lời, mang lại nguồn thu nhập bền vững cho gia đình

Trở lại xã Hướng Việt, một trong 11 xã biên giới của huyện Hướng Hóa, qua chuyện trò với lãnh đạo xã và bà con dân bản, ai cũng khen ngợi chị Hồ Thị Hoa ở thôn Xa Đưng là tấm gương tiêu biểu về sự nỗ lực vượt khó làm giàu từ tiềm năng, lợi thế của quê hương.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cây bời lời phát triển xanh tốt, chị Hoa cho biết, trước đây, mặc dù siêng năng làm lụng nhưng do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám gia đình chị quanh năm. Đến năm 2005, được sự hướng dẫn kỹ thuật của anh Lê Đình Hoan, người đầu tiên đưa cây bời lời về trồng tại xã Hướng Lập và Hướng Việt, chị Hoa đã mạnh dạn mua cây giống đầu tư trồng 3 ha cây bời lời. Nhờ tích cực chăm sóc nên vườn cây của chị phát triển xanh tốt, 5 năm sau đã cho thu hoạch, có năm đạt năng suất cao nhất thu được 100 triệu đồng.

Cùng với chăm sóc vườn cây bời lời, trồng quế, tràm gió, sắn, ngô, nuôi cá nước ngọt, chị Hoa còn đầu tư chuồng trại chăn nuôi lợn thịt. Trong quá trình chăn nuôi, chị luôn để ý học tập kinh nghiệm các mô hình chăn nuôi thành công qua sách, báo, ti vi, đồng thời bảo đảm khâu vệ sinh chuồng trại nên đàn lợn sinh trưởng, phát triển nhanh. 

Đàn bò trên 20 con của gia đình chị Hồ Thị Hoa
Đàn bò trên 20 con của gia đình chị Hồ Thị Hoa

Đi thăm cơ ngơi của chị Hoa mới cảm nhận được công sức và nỗ lực vượt khó của người phụ nữ này. Hiện tại, với 3ha rừng bời lời, quế, trầm gió; 1ha sắn (mì); 0,5 ha lúa nước; đàn bò hơn 20 con, đàn lợn 20-25 con và đàn gia cầm hàng trăm con, mỗi năm gia đình chị Hoa có thu nhập trên 100 triệu đồng.

Nhờ siêng năng lao động, lại giỏi tính toán nên từ một hộ nghèo, chị Hoa đã vươn lên có của ăn, của để, tạo dựng nhà cửa khang trang, sắm sửa các tiện nghi đắt tiền, nuôi dạy các con ăn học nên người. Các con của chị Hồ Thị Hoa là Hồ Thị Hồng Nhung hiện là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hướng Việt; Hồ Thị Nhật là giáo viên tiểu học; Hồ Thị Nhĩ, Hồ Thị Vang là giáo viên mầm non.

Nói về gương sản xuất giỏi của chị Hồ Thị Hoa, Bí thư Đảng ủy xã Hướng Việt - Hồ Văn Vọng nhận xét: Tuy ở xã vùng sâu, vùng xa nhưng chị Hồ Thị Hoa không cam chịu đói nghèo. Không chỉ nỗ lực vươn lên làm kinh tế giỏi, chị Hoa còn tích cực tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ và bà con dân bản cùng xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả. Chị tích cực tham gia các hoạt động và các phong trào do Hội Phụ nữ và xã tổ chức.

Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, từ một hộ khó khăn của xã, đến nay chị Hồ Thị Hoa đã trở thành tấm gương sáng trong phát triển kinh tế ở địa phương. Nhiều năm liền đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp cơ sở và cấp huyện; được Hội Khuyến học huyện cấp giấy chứng nhận gia đình tú tài xuất sắc, giai đoạn 2006 - 2010.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.