Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Nghị lực vượt khó của những “đóa hoa” vùng biên

Thùy Dung - 09:43, 03/08/2020

Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhiều khó khăn ở vùng biên giới huyện Chư Prông (Gia Lai) nên 2 em Nguyễn Thị Anh, lớp 9A6 (Trường THCS Chu Văn An) và Siu Quỳnh Anh, lớp 9 (Trường Phổ thông Dân tộc THCS Nội trú huyện Chư Prông) đều không ngừng cố gắng học tập. Nhờ vậy, 2 em luôn đạt được nhiều thành tích tốt trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Nhờ chăm chỉ cố gắng học tập, em Nguyễn Thị Anh (bìa phải) đã đạt được giải Nhất môn Địa lý trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh
Nhờ chăm chỉ cố gắng học tập, em Nguyễn Thị Anh (bìa phải) đã đạt được giải Nhất môn Địa lý trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo nên gia đình em Nguyễn Thị Anh phải lưu lạc nhiều nơi để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Đến năm học lớp 6, gia đình em chuyển về xã biên giới Ia Puch (huyện Chư Prông), Nguyễn Thị Anh mới học ổn định tại Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Prông). Hằng ngày, Anh phải vượt gần 30km từ xã biên giới để đến trường học.

Chia sẻ với chúng tôi, Anh tâm sự: Vì bệnh hiểm nghèo nên bố em mất sớm. Gánh nặng gia đình do mẹ em gánh vác. Cứ 1h sáng hằng ngày, mẹ phải dậy để đi cạo mủ cao su. 5h sáng, mẹ trở về, hai anh em lại giúp mẹ chở mủ cao su ra chỗ tập kết để mẹ nghỉ ngơi. Sau đó, em bắt xe Bus từ nhà đến trường để đi học, con đường dài 30km này đã theo em 4 năm học vừa qua. Em mong muốn mình học thật giỏi để sau này có thể làm bác sĩ.

Thấu hiểu những khó khăn và biết được chỉ có học mới có thể thoát nghèo nên Anh luôn cố gắng học tập. Ngoài giờ học trên lớp, Anh còn thường xuyên tham khảo các tài liệu ở ngoài để tăng cường thêm kiến thức và nhờ thầy cô giáo chỉ dẫn thêm nếu chưa hiểu.

Với sự nỗ lực của mình, trong suốt gần 9 năm, em Nguyễn Thị Anh luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, nằm trong đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Mới đây nhất, Anh đã giành giải Nhất môn Địa lý trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Tương tự, cô học trò người Gia Rai, Siu Quỳnh Anh, lớp 9, cũng là một học sinh giỏi của Trường Phổ thông Dân tộc THCS Nội trú huyện Chư Prông. Nhà Quỳnh Anh ở làng Krông thuộc xã biên giới Ia Mơr (huyện Chư Prông). Từ nhỏ, Quỳnh Anh đã thiếu vòng tay yêu thương của bố, một mình mẹ gồng gánh nuôi Quỳnh Anh ăn học. Có lẽ vì vậy nên Quỳnh Anh sớm có ý thức tự lập. Từ khi học tiểu học, em đã theo mẹ đi nhặt điều, mót lúa để kiếm tiền trang trải việc học. Chiều đến, em lại vượt quãng đường gần 10km để đến trường. Khó khăn là thế nhưng 9 năm qua, Quỳnh Anh luôn cố gắng học tập và em được tuyển vào trường nội trú huyện. Nhờ vậy, Quỳnh Anh đã san sẻ bớt gánh nặng giúp gia đình. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh vừa qua, Quỳnh Anh đã giành giải Ba môn Lịch sử.

Quỳnh Anh tâm sự: “Em sinh ra ở vùng đồng bào DTTS, điều kiện cuộc sống còn nhiều khó khăn. Các bạn cùng trang lứa cũng chỉ học đến lớp 7, 8 rồi nghỉ hết để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Còn em vì muốn thoát nghèo nên chọn con đường học chữ, đồng thời em muốn trở thành cô giáo để về dạy chữ cho các em nhỏ đồng bào DTTS”.

Trao đổi với chúng tôi, cô A Siu Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Prông bộc bạch: “Đây là ngôi trường nội trú với 100% là học sinh đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, điều kiện kinh tế còn khó khăn. Dù sinh ra thiếu đi vòng tay che chở của người bố nhưng Quỳnh Anh vẫn có ý chí kiên cường trong học tập. Không những thế, em còn giành nhiều thành tích tốt trong học tập và các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh. Nhà trường luôn động viên, hỗ trợ để em Quỳnh Anh có điều kiện tốt nhất trên con đường đến trường.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.