Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Nghĩa cử đẹp của những người lính vùng biên

Quỳnh Trâm - 19:40, 15/03/2020

Thực hiện Chỉ thị số 681-CT/ĐU ngày 8/10/2018 của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) “Về việc phân công đảng viên đồn biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới” (Chỉ thị 681), thời gian qua, lực lượng BĐBP tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự nơi biên giới, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Các chiến sĩ ĐBP Bát Mọt giúp dân phát triển sản xuất
Các chiến sĩ ĐBP Bát Mọt giúp dân phát triển sản xuất

Đồn Biên phòng (ĐBP) Tam Chung đứng chân trên địa bàn xã Tam Chung (huyện Mường Lát) được giao nhiệm vụ quản lý và bảo vệ 8km đường biên giới, 4 cột mốc (từ mốc 270 đến mốc 273). Ở nơi quanh năm mây mù bao phủ này, tình thân giữa cán bộ, chiến sĩ ĐBP, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc trên địa bàn luôn gắn bó, ấm áp.

Tình quân dân “cá - nước” càng thắt chặt hơn, khi ĐBP Tam Chung nhận nuôi Vi Văn Thắng và Vi Văn Tuất, 2 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn xã. Thắng và Tuất đều sinh năm 2006, dân tộc Thái, cùng ở bản Poọng, xã Tam Chung.

Theo Thượng tá Trần Đình Hòa, Chính trị viên ĐBP Tam Chung, bố Thắng nghiện ma túy, mất vì căn bệnh HIV/AIDS cách đây đã lâu. Gia đình vốn nghèo, sau khi bố mất, mẹ Thắng cũng bỏ nhà đi, để lại em cho ông nội già yếu và người bác nghèo nuôi dưỡng. Còn em Tuất cũng có bố mất vì căn bệnh HIV/AIDS. Mẹ em đi làm ăn xa, em sống cùng chị gái và bà nội. 

Thương cảnh ngộ 2 cháu, Đồn đã nhận nuôi hai cháu tại đơn vị cho đến tuổi trưởng thành. Tại Đồn, 2 cháu được bố trí một căn phòng khá thoải mái, mỗi cháu có giường ngủ riêng, có tủ đựng quần áo, sách vở và góc học tập, hằng ngày được cán bộ, chiến sĩ trong Đồn kèm cặp, dạy bảo.

“Sinh hoạt trong môi trường quân đội, các cháu cũng thực hiện các chế độ trong ngày như cán bộ, chiến sĩ khác, chỉ khác khi đêm về phải học bài. Đơn vị cũng đã cử người dạy học cho các cháu”, Thượng tá Hòa cho biết.

Cũng như ĐBP Tam Chung, thời gian qua, các đơn vị thuộc BĐBP tỉnh Thanh Hóa đã nhận nuôi dưỡng nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Hiện BĐBP tỉnh đã nhận đỡ đầu 83 cháu là học sinh có hoàn cảnh ĐBKK tại các xã biên giới. Riêng các ĐBP còn nhận nuôi tại Đồn và các đội công tác 7 cháu theo mô hình “Con nuôi Đồn biên phòng”.

Ngoài ra, các ĐBP còn thực hiện hiệu quả phương châm “3 bám, 4 cùng” (bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương, chính sách; cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào), tích cực hỗ trợ đồng bào ở các địa bàn biên giới phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Minh chứng như ở ĐBP Bát Mọt (huyện Thường Xuân), vụ Đông năm 2018 - 2019, Đồn đã hỗ trợ thôn Khẹo làm ngô, trồng rau, hỗ trợ phân bón, dây khoai lang giống, trao hơn 1.000 con vịt giống cho thôn Ruộng; tổ chức chương trình “Vầng trăng biên cương” và trao 1.000 bộ quần áo, nhiều đèn ông sao cho học sinh trị giá hơn 100 triệu đồng. Đồn còn thực hiện chương trình “Nâng bước em đến trường”; vận động các tổ chức hảo tâm trao nhiều sách, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Đặc biệt, ĐBP Bát Mọt cũng đã nhận nuôi 2 con của Thiếu tá Vi Văn Nhất, người đã hy sinh khi trấn áp tội phạm ma túy.

Đây là những hoạt động rất thiết thực của BĐBP tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 681 của Đảng ủy BĐBP. Những kết quả đạt được đã làm đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, thắt chặt tình quân dân nơi biên viễn xứ Thanh.

Sau hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị 681, BĐBP tỉnh Thanh Hóa đã phân công 542 đảng viên phụ trách giúp đỡ 2.787 hộ, trong đó có 1.798 hộ là người DTTS; 2.179 hộ chính sách, khó khăn; 352 hộ có mối quan hệ chính trị, xã hội phức tạp; 256 hộ có mối quan hệ thân tộc, dân tộc hai bên biên giới.


Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.