Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng

Nghĩa tình đồng đội

Lê Hường - 22:25, 03/07/2020

Suốt cuộc đời binh nghiệp, đôi chân Cựu chiến binh (CCB) Lê Xuân Bá ở TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) đã in dấu trên khắp các nẻo đường Trường Sơn. Tên tuổi của ông cũng đang gắn liền với nhiều công trình mang tầm chiến lược ở khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt là tấm lòng của ông đối với những đồng đội đã ngã xuống.

Anh hùng Lao động Lê Xuân Bá giới thiệu bức ảnh các cán bộ, chiến sĩ tham gia mở đường Trường Sơn.
Anh hùng Lao động Lê Xuân Bá giới thiệu bức ảnh các cán bộ, chiến sĩ tham gia mở đường Trường Sơn.

Tham gia mở đường Trường Sơn huyền thoại

CCB Lê Xuân Bá sinh ra ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa). 18 tuổi ông xung phong đi bộ đội và được biên chế về Đại đội 34 công binh, Tiểu đoàn 18, Đại đoàn 308 - Đại đoàn Quân Tiên phong. Là chiến sĩ công binh, ông cùng đồng đội trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với nhiệm vụ đào chiến hào, giao thông hào, hầm chỉ huy cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Sau , ông được giao nhiệm vụ nuôi quân, huấn luyện tại An toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên) và giữ nhiều chức vụ tại Tiểu đoàn 1, Binh trạm 37. Năm 1970, ông được điều động về làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 Công binh thuộc Sư đoàn 470 và lập nhiều chiến công khi mở đường Trường Sơn chi viện cho tiền tuyến.

Trong quá trình xuyên rừng, lội suối mở đường Trường Sơn huyền thoại, nhiều đồng đội của ông đã ngã xuống khi tuổi đôi mươi. “20 ngày đêm cuối tháng 3, đầu tháng 4/1973 chúng tôi xây dựng một ngầm, một cầu dài hơn 100m vượt sông Sêrêpôk tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Mỹ - ngụy đã nhiều lần mở các đợt tiến công ngăn chặn. 57 chiến sĩ của Trung đoàn và Tiểu đoàn bộ binh 21 thuộc Sư đoàn 470 đã anh dũng hy sinh. Việc xây dựng ngầm và cầu hoàn thành đúng kế hoạch giúp các đoàn xe tăng, thiết giáp, xe cơ giới các đơn vị bộ đội chủ lực cấp tốc tiến về các tỉnh Đông Nam Bộ, góp phần làm nên chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”, ông Bá kể lại. Với thành tích đặc biệt đó, ngày 3/6/1976, Sư đoàn 470 và Trung đoàn 4 Công binh được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Tri ân đồng đội

Đất nước thống nhất, CCB Lê Xuân Bá tiếp tục làm nhiệm vụ khôi phục hệ thống cầu, đường và tham gia truy quét tàn quân Fulrô. Năm 1982, ông được phong hàm Đại tá và làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 470 (Bình đoàn 12). Thời điểm đó, cả tỉnh Đăk Lăk có duy nhất một nhà máy phát điện chạy Diezen, công suất 6.000KW, chỉ phục vụ cho sinh hoạt tại các phường trung tâm thị xã Buôn Ma Thuột. Hai năm sau, tỉnh Đăk Lăk quyết định đầu tư xây dựng Thủy điện Đray H’linh trên sông Sêrêpôk và giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 470 thi công.

Ngày 4/4/1985, công trình được khởi công. Sau 6 năm, công trình Thủy điện Đray H’linh hoàn thành, được đưa vào hoạt động bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, được đánh giá cao. Năm 1990, Sư đoàn 470 và cá nhân Sư đoàn trưởng Lê Xuân Bá được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Sau công trình thủy điện Dray H’linh, ông Bá và đơn vị tiếp tục thực hiện những công trình trọng điểm của đất nước, như: Thủy điện Ya Ly; đường dây 500KV Bắc - Nam, Thủy điện Buôn Kuốp, Quốc lộ 14…

Điều mà ông luôn trăn trở, là làm gì để tri ân các CCB nguyên là cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Năm 2017, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Đại tá, Anh hùng Lao động Lê Xuân Bá cùng hội viên Hội Truyền thống Bội đội Trường Sơn tỉnh Đăk Lăk đứng ra vận động kinh phí, xây dựng Bia di tích đường Trường Sơn, ghi công 57 liệt sĩ hy sinh khi xây bến phà, ngầm vượt sông Sêrêpôk. Và, Bia di tích đã trở thành nơi gặp mặt hằng năm của những cựu Bộ đội Trường Sơn.

Đối với hội viên Hội truyền thống Trường Sơn đang sinh sống tại tỉnh Đăk Lăk, Anh hùng Lao động Lê Xuân Bá luôn quan tâm, tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ đồng đội ổn định cuộc sống. Những năm qua, ông cùng Hội vận động, hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho 14 hội viên; khích lệ, động viên 43 hội viên vươn lên sản xuất kinh doanh giỏi.

Tin cùng chuyên mục
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...