Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Những "nhân tố" góp phần thay đổi bản làng vùng đồng bào DTTS

Quỳnh Trâm - 06:29, 18/11/2023

Trong sự thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi gia đình, hay sự phát triển toàn diện nơi bản làng, thôn xóm vùng đồng bào DTTS và miền núi, không thể thiếu được vai trò của những nhân tố tiêu biểu thực hiện hiệu quả và lan tỏa các phong trào thi đua ở cơ sở.

Truyền động lực cho đồng bào DTTS

Những nhân tố tiêu biểu này chính là đội ngũ những Người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu sinh sống và làm việc ở các tổ chức, các thôn xóm, bản làng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc. Họ là những người đi tiên phong, đóng góp nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh bảo vệ tổ quốc.

Ông Phạm Văn Nam là Trưởng dòng họ Phạm Văn tại xã Quang Trung luôn tích cực vận động con em trong dòng họ xây dựng một bộ quy ước của gia tộc
Ông Phạm Văn Nam, Trưởng dòng họ Phạm Văn ở xã Quang Trung luôn tích cực vận động con em trong dòng họ thực hiện tốt bộ quy ước của gia tộc

Minh chứng như ông Phạm Văn Mư (SN 1980), Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp và xây dựng Hưng Thịnh, xã Thúy Sơn. Là người con dân tộc Mường, ông Mư luôn trăn trở làm sao để thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với sự tìm tòi, đào sâu nghiên cứu và học hỏi, vượt qua nhiều thách thức, ông Mư đã thành lập hợp tác xã, sản xuất thành công sản phẩm chế biến từ cây rau má của địa phương, được thị trường tiêu dùng chấp nhận như: Trà túi lọc rau má, Cao rau má, bột rau má…Trong đó,  sản phẩm trà túi lọc rau má đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao vào tháng 01 năm 2023.

Một nhân tố điển hình khác, với những thành công từ phát huy truyền thống của dòng họ, góp phần nâng cao dân trí, chung tay xây dựng bản làng ngày càng ấm no, sạch đẹp, như ông Phạm Văn Nam,  Trưởng dòng họ Phạm Văn tại thôn Ngù Xẻ, xã Quang Trung.

 Ông Nam đã tích cực vận động con em trong dòng họ xây dựng một bộ quy ước của gia tộc gồm 9 chương 25 điều, trong đó có một chương quy định về xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài để động viên khen thưởng cho các thành viên, con cháu trong dòng họ đạt thành tích cao trong học tập, lao động, công tác; các chương quy định về việc hiếu, việc hỉ, việc thực hiện Tộc ước nhằm chấp hành pháp luật và hương ước của địa phương. 

Tính đến thời điểm này, dòng họ có 30 người có trình độ đại học và cao đẳng, trong đó có 07 người có trình độ trên đại học. Năm 2007 đại diện dòng họ vinh dự được Trung ương Hội khuyến học Việt Nam tặng danh hiệu Gia đình, Dòng họ hiếu học toàn quốc. 

Ông Phùng Quang Du người dân tộc Dao luôn tâm huyết với văn hóa truyền thống
Ông Phùng Quang Du người dân tộc Dao luôn tâm huyết với văn hóa truyền thống

Trong lĩnh vực văn hóa, bảo tồn và truyền dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc (tiếng nói và chữ viết của dân tộc Dao) có nghệ nhân Phùng Quang Du, người dân tộc Dao sinh sống tại khu phố Hạ Sơn thị trấn Ngọc Lặc; Tham gia sưu tầm, biên soạn và bảo tồn truyền thuyết Mo mường có nghệ nhân Bùi Hồng Nhi, hiện đang sinh sống tại thôn Thanh Sơn, xã Ngọc Sơn; ông Phạm Văn Cảnh là Người có uy tín thôn Lập Thắng, thì luôn tích cực vận động Nhân dân trong thôn bảo tồn các nhà sàn truyền thống của dân tộc Mường và phấn đấu xây dựng bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường tại làng Lập Thắng xã Thạch Lập; ông Quách Văn Toản hộ sản xuât kinh doanh điển hình xã Ngọc Liên...

Vai trò quan trọng trong triển khai chương trình 1719

Tháng 9/2023, đã có 177 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc tặng giấy khen vì đã có thành tích tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS&MN huyện Ngọc Lặc năm 2023.

Nhân dân các dân tộc trong huyện đồng lòng, chung sức phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới
Nhân dân các dân tộc trong huyện đồng lòng, chung sức phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới

Từ những đóng góp quan trọng của đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS, đã góp phần phát triển KT-XH, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, họ cũng đang trở thành "nhân tố" quan trọng để góp phần triển khai thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719).

Từ những đóng góp của hàng trăm nhân tố tiêu biểu, góp phần đến nay Ngọc Lặc đã đạt 3/9 tiêu chí huyện NTM, có 153/189 thôn đạt chuẩn NTM; 15/20 xã đạt chuẩn NTM, dự kiến cuối năm 2023 có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM, 7 thôn đạt chuẩn NTM. Huyện đang phấn đấu đến năm 2025 huyện đạt chuẩn NTM. Tỷ lệ hộ nghèo còn 7,47%, giảm vượt so với KH là 2,02%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tháng 9 vừa qua, đã có 177 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc tặng giấy khen vì đã có thành tích tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS&MN huyện Ngọc Lặc năm 2021 - 2023
Tháng 9 vừa qua, đã có 177 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc tặng giấy khen vì đã có thành tích tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS&MN năm 2021 - 2023

Ông Phạm Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cho biết: giai đoạn 2023-2025, huyện đề ra mục tiêu: Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN để ổn định tình hình chính trị, xã hội, tạo cơ sở cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Để tiếp tục phát huy vai trò đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân trong vùng đồng bào DTTS&MN, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình 1719, đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân vùng đồng bào DTTS cần tiếp tục nắm vững, gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường giám sát để có kết quả điều tra chính xác nhất

Tăng cường giám sát để có kết quả điều tra chính xác nhất

Là một trong những huyện có địa bàn rộng nhất tỉnh Lào Cai với 21 xã thị trấn; tuy nhiên, huyện Bát Xát là địa phương đầu tiên của tỉnh hoàn thành việc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Để có kết quả chính xác nhất, ngành Dân tộc địa phương đã tăng cường giám sát đối với các tổ điều tra trong quá trình triển khai thu thập thông tin.