Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

"Ngôi nhà" của sinh viên Mông tại Hà Nội

Văn Hoa - 16:14, 22/01/2021

Với tinh thần cố kết cộng đồng và ước muốn sinh viên dân tộc Mông từ mọi miền đến học tập tại Hà Nội có thêm kỹ năng sống, Ban liên lạc sinh viên dân tộc Mông Hà Nội đã ra đời. Từ ngày thành lập, Ban liên lạc đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, là ngôi nhà chung kết nối giới trẻ Mông trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Học sinh, sinh viên Mông trong chương trình “Tết Mông xuống phố” năm 2020.
Học sinh, sinh viên dân tộc Mông trong chương trình “Tết Mông xuống phố” năm 2021.

Nói về việc thành lập Ban Liên lạc sinh viên dân tộc Mông Hà Nội , anh Lý Tất Thành, Trưởng Ban liên lạc chia sẻ: Mình nhận công việc là trưởng ban liên lạc vào cuối năm 2019, khi đang là sinh viên năm thứ 3. Ban liên lạc là ý tưởng của các anh chị sinh viên những khóa 2008, 2009 tại Hà Nội. Những năm đó, nhóm sinh viên các trường đại học, cao đẳng đến từ các tỉnh đã tập hợp lại với nhau, thành lập ban liên lạc nhằm kết nối sinh viên người Mông để giao lưu, giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm trong học tập cũng như cuộc sống khi xa nhà.

Khởi đầu chỉ đơn giản là thế, qua từng năm, đã có thêm nhiều thành viên, tổ chức chặt chẽ và thu hút được đông đảo các sinh viên Mông tham gia. Qua các buổi gặp mặt, Ban Liên lạc sẽ kiện toàn nhân sự và có nhiều hoạt động ý nghĩa. Đến nay, Ban liên lạc đã phát triển và có một trưởng ban, một phó ban; các ủy viên chính là Trưởng các Ban liên lạc sinh viên dân tộc Mông các tỉnh: Yên Bái, Nghệ An, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa. Riêng nhóm Fanpage có hơn 4000 thành viên.

Trong các buổi gặp mặt, nội dung sinh hoạt rất phong phú, bổ ích. Những anh chị cựu sinh viên, những người đã đi làm, thường chia sẻ những câu chuyện về học tập, việc làm tại Hà Nội hoặc tại địa phương sau khi ra trường; những tệ nạn xã hội cần tránh với các tân sinh viên. Từ đó, các tân sinh viên có thêm kỹ năng sống hơn, có chỗ dựa vững chắc để yên tâm học tập, rèn luyện. Vì thế, mà sự gắn kết giữa các thế hệ sinh viên dân tộc Mông tại Hà Nội thêm vững chắc hơn.

Bạn Sùng Mí Long, sinh viên Trường Đại học Nội vụ đến từ Đồng Văn (Hà Giang) kể: Trước khi xuống Hà Nội học, Long cảm thấy rất lo lắng. Tuy nhiên,  khi xuống đến Hà Nội, Long  được các anh chị trong Ban Liên lạc tiếp cận để tư vấn, hỗ trợ, chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích, giúp em tự tin hơn trong học tập và trưởng thành. "Nay là sinh viên năm thứ 3, em theo gương các anh chị đi trước, tham gia hỗ trợ cho các bạn tân sinh viên mới nhập học và tích cực vào nhiều hoạt động ý nghĩa của Ban liên lạc”, Long cho biết.

Học sinh, sinh viên Mông tại Hà Nội tham gia giải bóng giao hữu giữa Ban Liên lạc sinh viên Mông các tỉnh.
Học sinh, sinh viên dân tộc Mông tại Hà Nội tham gia Giải bóng giao hữu giữa Ban Liên lạc sinh viên dân tộc Mông các tỉnh.

Ngoài các buổi sinh hoạt, Ban liên lạc còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao thường niên, thu hút từ 500 tới 1.000 bạn trẻ người Mông tại Hà Nội. Ngày 26/3 sẽ là các hoạt động thể dục thể thao như: đá bóng nam, nữ; tổ chức các trò chơi dân gian, múa sênh tiền truyền thống dân tộc Mông… 

Còn ngày 20/11 là dịp để tôn vinh các bạn sinh viên học chuyên ngành Sư phạm và tổ chức giải bóng đá cho tất cả Ban liên lạc sinh viên dân tộc Mông các tỉnh. Đặc biệt, khi tham dự các sự kiện, tất cả đều mặc trang phục truyền thống người Mông, "chúng tôi muốn thông qua các hoạt động này, các thành viên thêm gắn kết với nhau hơn và thêm trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc",  anh Lý Tất Thành chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.