Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Rộn ràng Ngày hội "Tết Mông xuống phố"

Nguyệt Anh - 23:33, 10/01/2021

Sáng 10/1, tại không gian Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra Ngày hội văn hóa “Tết Mông xuống phố” năm 2021. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh dự Ngày hội.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh (bên trái) tham dự Ngày hội
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh (bên trái) tham dự Ngày hội

Tết Mông xuống phố” là sự kiện tết về văn hóa của người Mông được tổ chức thường niên từ năm 2016 đến nay. Đặc biệt, năm nay là năm đầu tiên Ủy ban Dân tộc phối hợp với một số Sở, ban, ngành của TP. Hà Nội hỗ trợ Nhóm sinh viên Mông và CLB sinh viên Mông tình nguyện tại Hà Nội tổ chức.  Ngày hội nhằm quảng bá, lan tỏa  văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông đến với mọi người, đặc biệt để người dân Thủ đô hiểu hơn về cái Tết của dân tộc Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc.

Một tiết mục văn nghệ tại Ngày hội "Tết Mông xuống phố" năm 2021.
Một tiết mục văn nghệ tại Ngày hội "Tết Mông xuống phố" năm 2021.

Đến với Ngày hội "Tết Mông xuống phố" năm 2021, các bạn trẻ và khách tham quan được thưởng thức những tiết mục nghệ thuật mang đậm sắc màu văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông ở Việt Nam; được trải nghiệm những không gian làm thổ cẩm của người Mông; tham gia các chuỗi hoạt động giới thiệu về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Mông mỗi dịp Tết đến, Xuân về như: Nghệ thuật trang trí, sắp đặt không gian Tết truyền thống; các lễ hội truyền thống ngày Tết của dân tộc Mông; giới thiệu về ẩm thực dân tộc Mông (bánh dày, mèn mén…); các bộ đồ dân tộc, vải dệt thổ cẩm truyền thống, công cụ lao động (cuốc, dao, rựa…) hay nhạc cụ dân tộc (sáo, kèn môi…); Triển lãm ảnh về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và trong những ngày lễ hội của đồng bào người Mông. Đặc biệt khách tham quan được tận hưởng một lễ hội Tết vẹn toàn nhất ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội qua các trò chơi truyền thống của người Mông như ném pao, đánh yến, cà kheo.

Các sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền tại Ngày hội thu hút người dân tham quan, mua sắm
Các sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền tại Ngày hội thu hút người dân tham quan, mua sắm

Đại diện Ban tổ chức Ngày hội, chị Phàng Thị Khia cho biết: Nhiều đồng bào dân tộc đang là sinh viên hay người đi làm xa nhà rất khó để có thể về quê sum vầy với gia đình. Sự kiện này đã phần nào giúp họ được trải nghiệm văn hóa của dân tộc mình ngay tại nơi mình học tập, làm việc và sinh sống. Đồng thời, đây cũng là dịp để đồng bào các dân tộc Mông từ mọi vùng miền hội tụ, giao lưu văn hóa với nhau. Từ đó, giới thiệu cho cộng đồng trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn trẻ, hiểu, trân trọng để gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Mông.

Một số hình ảnh tại "Tết Mông xuống phố"

Các nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông đa dạng mẫu mã, kích thước
Các nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông đa dạng mẫu mã, kích thước
Du khách còn được thể nghiệm truyền thống giã bánh dày - một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc Mông
Du khách còn được trải nghiệm truyền thống giã bánh dày - một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc Mông
Ném pao- một trong những trò chơi dân gian của người Mông trong những dịp Lễ hội đầu Xuân
Ném pao- một trong những trò chơi dân gian của người Mông trong những dịp Lễ hội đầu Xuân

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.