Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Ngư dân Việt tự tin với công nghệ Na Uy

PV - 15:54, 08/05/2018

Chịu bao mất mát trong những lần đổi thay của thời tiết, những bão tố và cuồng phong nhưng hàng vạn ngư dân lâu đời ven biển miền Trung vẫn bám trụ với nghề đi biển, nghề nuôi trồng thủy hải sản trên biển với hy vọng cuộc sống khấm khá hơn, sản lượng nuôi trồng ổn định hơn.

Những hy vọng ấy đã được tiếp thêm sức mạnh khi công nghệ làm lồng bè của Na Uy đang được chuyển giao, áp dụng ở nhiều tỉnh thành, giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho ngư dân.

Bão cấp 11 cũng không sợ mất cá

Ông Nguyễn Văn Hùng, một trong những người tiên phong áp dụng công nghệ Na Uy ở Vạn Lương (Vạn Ninh, Khánh Hòa) cho biết: Làm lồng bè theo công nghệ Na Uy đã được nhiều vùng biển trên thế giới áp dụng rất hiệu quả. Bản thân tôi còn được các nhà khoa học đến từ Na Uy cho sang nước họ để trực tiếp mở mang và thu nhận thêm nhiều kỹ thuật về phối hợp với cán bộ trong nước chuyển giao lại cho bà con ngư dân. Nếu làm lồng bè kiểu Việt Nam chỉ cần bão cấp 8 đã làm chao đảo, có khi mất trắng cả hàng tấn cá.

Nuôi thủy sản trong các lồng bè truyền thống ngư dân chịu nhiều rủi ro. Nuôi thủy sản trong các lồng bè truyền thống ngư dân chịu nhiều rủi ro.

 

Điển hình như trận bão số 12 cuối năm 2017, nhiều chủ lồng bè trắng tay, thiệt hại chung lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều ngư dân tích cực tiếp cận và triển khai làm lồng bè kiểu Na Uy. Ưu điểm nổi bật của lồng bè công nghệ Na Uy ở Vạn Ninh và các huyện khác ở Phú Yên, Bình Thuận là chịu được thời tiết khắc nghiệt trên biển, hệ thống khung lồng bè bằng ống nhựa dẻo chống va đập, chống ăn mòn, có tuổi thọ lên đến gần 40 năm. Lồng nuôi chịu được sóng gió cấp 11 và có hệ thống van quanh lồng bè có thể xả tự động để đảm bảo an toàn khi có bão lớn. Chi phí trọn gói cho một lồng bè theo công nghệ Na Uy cũng chỉ 5-700 triệu đồng, dùng trong nhiều năm ròng rã. Nếu bảo quản tốt trên 30 năm, dù có bão tố cũng không hư hỏng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa thì, việc chuyển giao kỹ thuật lồng bè theo công nghệ Na Uy cũng như hỗ trợ ngư dân triển khai làm lồng bè là các hoạt động nằm trong dự án nâng cao năng lực nghề nuôi cá biển Việt Nam do Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy tài trợ. Đây là dự án quốc tế giúp cuộc sống hàng triệu ngư dân ở Việt Nam nói chung, Khánh Hòa nói riêng ổn định, tránh thiệt hại khi có bão tố, thiên tai. Dự án này do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 làm đầu mối tiếp nhận, triển khai.

Sẵn sàng ứng dụng để tránh rủi ro

Nhiều lần đi tìm hiểu về công nghệ làm lồng bè kiểu Na Uy, ngư dân Lê Văn Tuấn ở xã Xuân Hải (Sông Cầu, Phú Yên) cho biết: Nghề nuôi tôm hùm và cá chim biển phát triển rất mạnh ở Sông Cầu. Tuy nhiên, rủi ro từ thiên tai mang lại cũng rất nặng nề nên chúng tôi luôn sẵn sàng ứng dụng công nghệ lồng bè của Na Uy để không còn phải nơm nớp lo sợ thiên tai nữa. Từ giờ đến hết năm 2018, nhiều hộ nuôi trồng thủy hải sản ở đây cũng sẽ đi tiếp cận thêm kiến thức về lồng bè Na Uy để sẵn sàng ứng dụng khi được triển khai.

Theo nhiều ngư dân đã tiếp cận công nghệ nuôi trồng trong lồng bè công nghệ Na Uy cho biết: Các kỹ thuật chăm sóc cá, cho cá ăn cũng không quá khó. Chỉ mất vài tháng ngư dân có thể nắm bắt được đầy đủ các kỹ thuật này. Cùng với đó, để bảo đảm lồng bè luôn an toàn thì cần thường xuyên kiểm tra toàn bộ lồng gồm cấu trúc khung lồng, lưới, hệ thống dây phao, dây neo, neo. Việc kiểm tra này sẽ phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy ra và có biện pháp khắc phục nhanh. Nhất là vào những tháng mưa hay mùa biển động công tác kiểm tra lồng bè cần thực hiện nghiêm túc. Hệ thống lồng bè kiểu Na Uy có thể nuôi xa bờ, vệ sinh lồng bè thường xuyên sẽ tăng cường lưu thông nước giữa môi trường trong lồng và ngoài vùng nuôi, bổ sung hàm lượng ôxy, tạo môi trường tốt cho cá biển, tôm biển sinh trưởng.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đã chủ động tiếp cận kỹ thuật làm lồng bè theo công nghệ Na Uy và có thể sản xuất đáp ứng nhu cầu của ngư dân.

HÀ VĂN ĐẠO

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.