Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Người dân miền núi Nghệ An cần gì trong cơn đại hồng thủy

Thanh Hải - 9 giờ trước

Nước ngập, nhà trôi, tài sản ngâm chìm trong lũ là những gì đang diễn ra ở các xã miền núi của Nghệ An… Hơn lúc nào hết, người dân các xã bị ngập lũ cần những nhu yếu phẩm thiết yêu như: nước sạch, mì ăn liền, thuốc men và quần áo…

Nhìn từ “tâm chấn” của lũ

Xã Tương Dương, nơi được coi là "tâm chấn" của lũ có 21 thôn bản bị ngập và cô lập, 2.210 hộ buộc phải di dời tránh lũ và trong số đó có 1.738 hộ bị ngập 100%; quốc lộ 7A đi qua xã cũng bị ngập sâu, có nơi sâu hơn 2m.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh (người thứ 3 từ bên phải) có mặt tại vùng lũ để chỉ đạo phướng án khắc phục - Ảnh: CTV
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh (người thứ 3 từ bên phải) có mặt tại vùng lũ để chỉ đạo phướng án khắc phục - Ảnh: CTV

Hiện tại, công tác ứng phó với lũ lụt, như di dời người và tài sản đang được tiến hành rất khẩn trương. Song song đó, công tác hậu cần, hỗ trợ người dân như: nước sạch, thuốc, quần áo… cũng được địa phương rốt ráo thực hiện.

Phương tiện di chuyển của người dân vùng lũ miền núi Nghệ An - Ảnh: CTV
Phương tiện di chuyển của người dân vùng lũ miền núi Nghệ An - Ảnh: CTV

Theo ông Lê Văn Lương, Bí thư Đảng ủy xã Tương Dương, chúng tôi đang chạy đua với lũ, chạy đua với thời tiết để ứng cứu kịp thời cho người dân.

Công tác ứng cứu được thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”. Những hộ dân bị ngập lũ đã được di dời tá túc ở nhà người quen, ở nhà văn hóa thôn bản, ở các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã. Các hộ di dời tạm thời được cấp mì tôm, lương khô, bảo đảm không hộ nào phải chịu đói, chịu rét.

Phương án đối phó với dịch bệnh, ô nhiễm môi trường trong và sau lũ cũng đang được địa phương thực hiện. 

“Mọi công tác từ chống lũ, di dời người dân và tài sản, đến việc đảm bảo nơi ăn, chốn ở an toàn, không để người dân đói rét, cả việc phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… đang được thực hiện đồng bộ. Khó khăn lớn nhất bây giờ là thiếu nhân lực để hỗ trợ cùng người dân”, Bí thư Đảng ủy xã Tương Dương Lê Văn Lương nói thêm.

Người dân được sơ tán đến tránh trú trong các nhà văn hóa thôn bản, các trường học... - Ảnh: CTV
Người dân được sơ tán đến tránh trú trong các nhà văn hóa thôn bản, các trường học... - Ảnh: CTV

Nỗ lực đảm bảo an toàn cho người dân

Đó là mệnh lệnh, là phương châm đang được tỉnh Nghệ An chỉ đạo quyết liệt và các địa phương vùng lũ đang nỗ lực thực hiện ở mức độ cao nhất.

Ngay tại xã Yên Na, trong đêm 22/7 cũng đã sơ tán khẩn cấp 120 hộ dân, với khoảng 550 nhân khẩu đến tá túc ở các trường học để tránh ngập lũ.

Ông Quang Văn Đặng, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy xã Yên Na cho hay: Người dân đã di dời an toàn ngay trong đêm. Công tác hậu cần, đảm bảo chỗ ăn nghỉ cho dân cũng đã được thực hiện tối đa.

Ở các xã ngập lũ, chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đang vận hành ứng phó tối đa theo phương châm “4 tại chỗ”. Những hộ dân di dời đến nơi ở cao ráo, là nhà văn hóa thôn bản, là các cơ quan đóng trên địa bàn xã đều được bố trí đủ nơi ăn, chốn ở. 

Người dân Bản Vẽ, xã Yên Na ăn bữa cơm đầu tiên khi di dời đến trường học để tránh lũ - Ảnh CTV
Người dân Bản Vẽ, xã Yên Na ăn bữa cơm đầu tiên khi di dời đến trường học để tránh lũ - Ảnh CTV

Hiện tại, chính quyền các địa phương vùng lũ đang khuyến cáo người dân gìn giữ đảm bảo vệ sinh môi trường, khi nước lũ rút đến đâu thì tận dụng nguồn nước để vệ sinh nhà cửa đến đó.

Các bộ phận y tế của xã cũng nỗ lực trong việc vừa di dời người và tài sản, vừa tuyên truyền để người dân nắm, biết các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường do lũ lụt.

Bất lợi mà cũng là khó khăn lớn trong nỗ lực ứng cứu người dân vùng lũ, là hạ tầng giao thông bị chia cắt do ngập lũ, do bị phá hỏng nặng nề. Tuyến quốc lộ huyết mạch là 7A lên các xã vùng miền núi bị tắc cứng nhiều đoạn ngập sâu chừng 2m. 

Bên cạnh đó, nguồn lực con người để di chuyển tài sản, dọn dẹp bùn đất và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày, thuốc men…cũng đang rất cần đối với các xã miền núi nhằm  đảm bảo an toàn về người và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản do mưa lũ gây ra.

Tin cùng chuyên mục
Hàng trăm phần quà tặng người nghèo và Người có uy tín nơi chiến khu cách mạng Cư Pui

Hàng trăm phần quà tặng người nghèo và Người có uy tín nơi chiến khu cách mạng Cư Pui

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đã đến thăm, tặng những phần quà ý nghĩa cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và Người có uy tín trong đồng bào DTTS Khu căn cứ cách mạng Cư Pui.