Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng

Người đưa làng Jun trở thành Làng "Phụ nữ kiểu mẫu"

Thùy Dung - 17:33, 15/04/2021

“Cán bộ nào, phong trào đó”, hơn 16 năm qua, nhờ có vai trò “đầu tàu” của Chi Hội trưởng Phụ nữ Đinh Thị Em mà làng Jun đã trở thành Làng “Phụ nữ kiểu mẫu” của xã Yang Bắc, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai.

Nhờ công tác vận động, tuyên truyền của Chi Hội trưởng Phụ nữ Đinh Thị Em mà làng Jun đã trở thành “Làng Phụ nữ kiểu mẫu”.
Nhờ công tác vận động, tuyên truyền của Chi Hội trưởng Phụ nữ Đinh Thị Em mà làng Jun đã trở thành “Làng Phụ nữ kiểu mẫu”.

Làng Jun hiện có 66 hộ dân tộc Ba Na. Trước đây, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt, khi triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), việc thực hiện tiêu chí thu nhập và môi trường,… rất khó thực hiện.

Năm 2015, làng Jun được huyện Đăk Pơ chọn để xây dựng Làng “Phụ nữ kiểu mẫu” trong đồng bào DTTS. Với vai trò Chi Hội trưởng Hội phụ nữ, chị Đinh Thị Em đã gương mẫu thực hiện trước và từng bước vận động các hội viên cùng nhau  quyết tâm xây dựng thành công mô hình Làng “Phụ nữ kiểu mẫu”.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Em cho biết: “Trước đây, người Ba Na ở làng Jun vẫn giữ nhiều tập quán cũ, việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống ít được quan tâm. Khi được các cấp hội triển khai mô hình: “Con đường hoa, hàng rào xanh”, “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, tôi đã tuyên truyền và triển khai sâu sát xuống làng. Tiếp đến là việc xây dựng nhà vệ sinh, tôi phải làm trước để chị em học hỏi làm theo”.

Nhờ có “đầu tàu” của Chi hội trưởng Phụ nữ năng nổ, nhiệt huyết mà làng Jun đã thay đổi rõ nét, đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp. Làng Jun có 50 hộ xây dựng mô hình “Mỗi hộ có vườn rau xanh và cây ăn trái”, 54/66 hộ đã có “Nhà tiêu hợp vệ sinh”. Những năm qua, làng Jun đã đón nhiều đoàn khách từ địa phương khác đến tham quan các mô hình này.

Chị Đinh Thị Em (bên phải) hướng dẫn hội viên Đinh Thị Choi cách chăm sóc cây trồng để cho năng suất cao.
Chị Đinh Thị Em (bên phải) hướng dẫn hội viên Đinh Thị Choi cách chăm sóc cây trồng để cho năng suất cao.

Để giúp người làng thêm gắn kết, tương thân tương ái, chị Em đã vận động người dân đóng góp gạo để thực hiện mô hình hũ gạo tình thương, giúp các hội viên phụ nữ trong làng có hoàn cảnh khó khăn. Trong 5 năm qua, chị Em đã vận động được hơn 600 kg gạo để hỗ trợ cho 8 hộ trong làng.

Chị Đinh Thị Choi, hội viên Hội Phụ nữ làng Jun chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo nhiều năm liên tục. 2 năm vừa qua, được sự quan tâm, động viên hỗ trợ của Hội Phụ nữ đã giúp gia đình tôi cùng nhiều chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế. Nhờ vậy, đến năm 2019, gia đình tôi đã thoát nghèo.

Chị Đinh Thị Blêr, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Yang Bắc nhận xét: Hơn 16 năm tích cực trong  công tác Hội, chị Đinh Thị Em đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho các hội viên phụ nữ làng Jun, nhiều chị em đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Cuối năm 2019, làng Jun đã được công nhận đạt chuẩn Làng nông thôn mới kiểu mẫu trong đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.