Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Người “giữ lửa” nghệ thuật bài Chòi

Sơn Gia Phúc - 17:04, 21/07/2020

Năm nay, Nghệ nhân Ưu tú Đặng Đức Lai ở thôn Kỳ Phú, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) đã bước sang tuổi 74. Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng với niềm đam mê cháy bỏng, hết mình với loại hình nghệ thuật hô bài chòi, nghệ nhân đã dày công “truyền lửa”, đào tạo thế hệ trẻ phát triển bài Chòi, đem lại món ăn tinh thần ở vùng quê nông thôn mới Kỳ Phú.

Bài Chòi được tổ chức ở vùng quê xã Tam Phước, huyện Phú Ninh (Quảng Nam)
Bài Chòi được tổ chức ở vùng quê xã Tam Phước, huyện Phú Ninh (Quảng Nam)

Theo lời Nghệ nhân Đặng Đức Lai, bài Chòi là loại hình văn hóa độc đáo, là niềm đam mê cháy bỏng, là tiếng lòng của quê hương. Bài Chòi, tạo nên đời sống tinh thần phong phú hơn. Xưa, các loại nhạc cụ dùng trong bài chòi đơn giản, giờ đây có đầy đủ trống, kèn và đàn nữa. 

Để chơi, diễn bài Chòi, thường có 9 - 11 chòi làm bằng tre lợp tranh hay rạ… Xưa, bài Chòi thường được tổ chức những ngày đầu Xuân, dịp tết Nguyên đán. Nay, được chính quyền địa phương tạo điều kiện nên bài Chòi được tổ chức vào dịp Kỷ niệm ngày Quốc khánh (2/9), Ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất (30/4), Ngày hội Đại đoàn kết, hay trong các dịp lễ hội truyền thống khác. 

Trò chơi bài Chòi được mở màn bằng câu hát mở đầu của người hô chính (Hiệu) đứng hô bài chòi, nơi có đặt ống đựng bài, trong ống thường có 32 tấm thẻ bài. Mỗi thẻ bài đều ghi tên một con bài, chia đều cho 10 người, mỗi người 3 quân, 2 quân để lại. Người cầm chịch cuộc chơi cũng có một bộ thẻ bài như vậy đựng trong một chiếc ống cao vừa đủ để anh, chị Hiệu rút được nó. Khi anh hay chị Hiệu rút con bài nào thì không đọc tên mà hát các câu ca dao, điển tích liên quan đến tên con bài đó. Người chơi nào thuộc nhiều ca dao, điển tích gắn với tên các con bài và nhanh trí đoán ra trước thì người đó thắng cuộc. 

Khoảng 5 năm trở lại đây, người dân các thôn: Cẩm Khê, Kỳ Phú, Phú Mỹ, Thành Mỹ xã Tam Phước, huyện Phú Ninh và một số xã vùng phụ cận, đã quen với hình ảnh ông Đặng Đức Lai - thành viên Câu lạc bộ (CLB) hô hát bài Chòi thôn Kỳ Phú với chiếc loa sắt trên xe máy và tiếng rao vang vọng xóm làng vào mỗi chiều, để thông báo chương trình phục vụ bài Chòi tại sân Nhà Văn hóa thôn. Hàng trăm buổi hô hát bài Chòi trong và ngoài xã đã diễn ra và cùng với đó là những niềm vui đọng lại nơi các thành viên trong CLB, cũng như khán giả quê nhà… Chính ông Lai cùng lực lượng nòng cốt trong CLB tham gia biểu diễn ở nhiều nơi, góp phần giữ gìn và truyền ngọn lửa đam mê nghệ thuật bài Chòi đến với công chúng, nhất là giới trẻ. 

Ông Phạm Hồng Phước, Chủ nhiệm CLB bài Chòi thôn Kỳ Phú cho biết: Ông Lai thường dạy miễn phí cho những ai say mê các làn điệu bài Chòi cổ. CLB đã phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng xã Tam Phước mở lớp hát dân ca nhằm giúp lớp trẻ biết thêm những làn điệu dân ca, trong đó đặc biệt là dân ca bài Chòi xứ Quảng, góp phần khôi phục và lưu giữ lại các làn điệu dân ca cho các thế hệ mai sau. Ông Lai được tín nhiệm giao nhiệm vụ đến với lớp học cộng đồng xã Tam Phước, để truyền cho lớp con cháu âm nhạc truyền thống. Lớp học không chỉ dạy lý thuyết đơn thuần, vào những đêm 16 âm lịch hằng tháng, các em còn được CLB cho hô hát bài Chòi, giúp các em yêu quý hơn những giá trị nghệ thuật dân tộc để phục vụ tích cực đời sống tinh thần của bà con sau này.

Tin cùng chuyên mục
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.