Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Người làm sống lại nghề dệt thổ cẩm ở A Đang

PV - 14:35, 04/04/2019

Lấy chồng tận huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế, nhưng bao năm qua chị Kăn Phúc (người Pa Cô) vẫn luôn nhớ về tiếng lách cách khung cửi, cảm giác khi hít hà mùi thơm của những cuộn sợi nhiều màu sắc và những tấm thổ cẩm rực rỡ nơi quê nhà ở bản A Đang, xã A Ngo, huyện Đakarông (Quảng Trị). Bởi vậy, khi biết nghề dệt ở quê nhà đang mai một, phụ nữ Pa Cô đang quên nghề truyền thống, chị Kăn Phúc đã quyết tâm trở về khôi phục lại nghề dệt tại quê nhà.

Gặp chị Kăn Phúc tại gian hàng trưng bày sản phẩm dệt thổ cẩm do chị làm chủ tại xã A Ngo, huyện Đakarông. Chị Kăn Phúc bộc bạch, cuộc sống của phụ nữ người Pa Cô ở đây còn vất vả khó khăn lắm, chị em phải mưu sinh đủ việc để kiếm sống, trong khi nghề của cha ông trao truyền lại bỏ qua. Nghe các nghệ nhân lớn tuổi chia sẻ, mình biết rằng, thổ cẩm cũng giống như hồn cốt dân tộc. Mang dòng máu người Pa Cô phải biết nâng niu, gìn giữ thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Bản thân mình có thể ngồi hàng giờ để nhìn các nghệ nhân lớn tuổi dệt thổ cẩm mà không biết chán…

Nhiều chị em người Pa Cô tìm đến chị Kăn Phúc để học nghề dệt. Nhiều chị em người Pa Cô tìm đến chị Kăn Phúc để học nghề dệt.

“Mình quyết định về đây duy trì bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho chị em phụ nữ. Cũng rất mừng là qua tìm hiểu mình thấy nhiều chị em muốn được học lại nghề nên đã mạnh dạn mở lớp dạy cách dệt mới phù hợp với thị hiếu cho mọi người”, chị Kăn Phúc cho hay.

Thời gian đầu, lớp học của chị Kăn Phúc có 7 chị em tham gia. Với năng khiếu và sự cần mẫn, sản phẩm thổ cẩm của các chị dần dần được nhiều người dân trong vùng ưa chuộng, thu nhập từ bán sản phẩm cũng được nâng lên. Thấy được hiệu quả từ nghề, sau thời gian hầu hết phụ nữ trong của bản đã đăng ký theo học lại nghề; thậm chí còn có nhiều nam giới cũng tham gia…

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Pa Cô (Quảng Trị). Ảnh TL Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Pa Cô (Quảng Trị). Ảnh TL

Chị Kăn Hương người cùng bản A Đang tham gia lớp học và hiện nay đã tự tay dệt được những tấm thổ cẩm để bán, chị Kăn Hương chia sẻ: Chị em người Pa Cô của bản ngày trước vẫn tự tay dệt quần áo để mặc, nhưng từ khi quần áo ở xuôi đưa lên, thì hầu hết chị em mua về dùng, lâu rồi cũng thành quen và quên nghề. Khi chị Kăn Phúc về đã nói cho chị em hiểu việc dùng sản phẩm này là mình đang đánh mất bản sắc dân tộc, chị còn mở lớp dạy và phục hồi nghề dệt mình thích lắm và mình theo học luôn.

“Học lại nghề mới thấy yêu nghề. Học không mất tiền, lại được chị Kăn Phúc hướng dẫn cách tạo ra những hoa văn mới để có nhiều khách hàng mua mà vẫn mang đậm bản sắc truyền thống. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang giúp gia đình mình và nhiều hộ trong bản có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Hiện nay trong bản 90% chị em phụ nữ học theo chị Phúc nên nghề dệt dân bản A Đang đã được phục hồi”, chị Kăn Hương cho biết thêm

Ông Nguyễn Đức, Chủ tịch UBND xã A Ngo cho biết: Địa phương rất quý trọng tinh thần và những đóng góp của chị Kăn Phúc với quê hương. Nhờ chị mà nghề dệt thổ cẩm của địa phương được phục hồi. Việc làm của chị không chỉ góp phần vào việc phục hồi nghề truyền thống của quê hương mà còn tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho chị em, trong đó không ít hộ đã thoát nghèo. Chính quyền luôn tạo mọi điều kiện để chị Kăn Phúc mở rộng nghề dệt thổ cẩm của người Pa Cô. Đặc biệt, hỗ trợ phối hợp với chị tìm đầu ra ổn định cho thổ cẩm, có như vậy thì bà còn mới an tâm đầu tư và giữ nghề.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.