Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Người mang đàn Tính lên Tây Nguyên

Thùy Dung - 11:43, 17/05/2023

Xa xứ lập nghiệp nhưng những người con dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện đang sinh sống ở thôn 3 (xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai, Kon Tum) vẫn miệt mài giữ gìn điệu đàn Tính, hát Then với mong muốn lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

 Anh Nông Văn Bàn và chị Nông Thị Duyên là những trụ cột văn nghệ tại thôn 3, xã Ia Đal.
Anh Nông Văn Bàn và chị Nông Thị Duyên là những trụ cột văn nghệ tại thôn 3, xã Ia Đal.

Trong không gian im ắng, anh Nông Văn Bàn ở thôn 3 (xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai) cùng nhóm đàn Tính say sưa đàn và hát Then để giới thiệu cho chúng tôi hiểu thêm về nét văn hóa của dân tộc. Dứt điệu nhạc, anh Bàn chia sẻ: Những ngày đầu vào Tây Nguyên, hành trang mang theo chỉ vài bộ quần áo và chiếc đàn Tính. Sau mỗi bữa cơm chiều, tôi thường mang đàn ra trước hiên nhà ngồi đàn hát cho vơi bớt nỗi nhớ quê hương. Sau này, khi thôn 3 được đầu tư điện, đường, trường, trạm, mạng internet đầy đủ, tôi lại lên mạng học đánh đàn Tính để biết thêm nhiều bài hát Then - “đặc sản” của dân tộc mình.

Cùng đồng hành với anh Bàn còn có chị Nông Thị Duyên cũng say mê học đàn, hát để giữ gìn điệu nhạc quê hương.

Chị Duyên chia sẻ: Lúc đầu tôi chỉ biết đánh những nhịp điệu cơ bản, sau này tôi mua thêm khóa học đánh đàn online 2 tháng để hiểu sâu hơn về nhạc và cách hát. Khi nghe anh Bàn chia sẻ về ý tưởng tập hợp mọi người vào học đàn, hát, giữ gìn và lan tỏa văn hóa dân tộc Tày trên đất Tây Nguyên, tôi rất ủng hộ. Nhờ vậy, năm 2018, Đội đàn Tính, hát Then đã được thành lập với 10 thành viên, anh Bàn là Đội trưởng.

Từ sự gieo mầm tình yêu văn hóa của anh Bàn và chị Duyên, mỗi tối sau bữa cơm, những thành viên của Đội lại tập trung về nhà anh Bàn để học đàn và hát. Trong các buổi học, chị Duyên và anh Bàn tập cho các thành viên đánh đàn trước, sau đó mới học hát. Các bài nhạc, hát chủ yếu tập trung vào chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước và niềm vui trong cuộc sống của người Tày,…

Các thành viên của Đội đàn Tính, hát Then đang tập luyện tại nhà Đội trưởng Nông Văn Bàn.
Các thành viên của Đội đàn Tính, hát Then đang tập luyện tại nhà Đội trưởng Nông Văn Bàn.

Chị Hoàng Thị Ái, thành viên Đội đàn Tính, hát Then cho biết: Những ngày đầu được mời gọi tham gia vào Đội, mình chưa biết đánh đàn, xóc nhạc và không biết hát. Tuy nhiên, khi được anh Bàn và chị Duyên hướng dẫn, mình cùng Đội đàn Tính, hát Then đã đàn hát rất nhuần nhuyễn và tích cực tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ với các đội, nhóm, các dân tộc khác trên địa bàn.

Trong quá trình hoạt động, Đội đàn Tính, hát Then cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, chính quyền địa phương. Theo đó, huyện Ia H’Drai đã hỗ trợ 1 loa kéo di động, 2 micro không dây, 7 cây đàn Tính, 4 chùm xóc nhạc, 10 bộ trang phục dân tộc truyền thống và kinh phí tập luyện 5 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Thuận, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Đal cho biết: Người dân ở thôn 3 rất tích cực lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đồng thời hăng hái tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Ngoài việc duy trì hoạt động văn hóa, văn nghệ, các thành viên trong Đội đàn Tính, hát Then cũng tích cực kêu gọi con em trong gia đình học hỏi để phát huy, lan tỏa văn hóa truyền thống trong giới trẻ.

Tin cùng chuyên mục
Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi từng là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu trong ký ức của biết bao trẻ em miền Bắc… Thế nhưng, ngày hôm nay trên chính “quê hương” của món đồ chơi giản dị ấy, tại làng nghề Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định) chỉ duy nhất ông Nguyễn Đức Hưởng còn tiếp nối và duy trì nghề làm trống.