Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người Tatars và nét đẹp văn hóa Âu - Á

Duy Ly (theo Moscowtimes) - 11:36, 04/10/2021

Lãnh thổ của Tatarstan hiện đại từng là một phần của Volga Bulgaria cổ đại, sau đó là Golden Horde. Trong nhiều thế kỷ, nó là một phần của Con đường tơ lụa, nơi hàng hóa và ý tưởng vĩ đại được trao đổi giữa Đông và Tây. Vào thế kỷ 16, người Tatars mất độc lập vào tay Ivan bạo chúa và trở thành một phần của nước Nga. Sau đó khi Catherine Đại đế nắm quyền, ý thức về bản sắc dân tộc Tatars đã có sự phát triển vượt bậc. Đến nay, những bản sắc văn hóa dân tộc đó vẫn đang được người Tatars bảo tồn và phát triển.

 Những cô gái người Tatar trong trang phục dân tộc tinh tế
Những cô gái người Tatar trong trang phục dân tộc tinh tế

Nét đẹp trong trang phục truyền thống

Trang phục của người Tatars bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lối sống du mục của họ. Quần áo thường được thiết kế theo cách thoải mái để di chuyển, giúp không bị lạnh vào mùa đông và không nóng vào mùa hè.

Trang phục của người Tatars chủ yếu làm từ da, len hoặc vải lạc đà (tự làm hoặc nhập khẩu). Một số bộ quần áo được làm từ nhung, lụa và thêu rất đẹp. Việc trang trí cho trang phục bằng bạc và vàng là đặc trưng của người Tatars. Nhìn chung trang phục truyền thống của người Tatars mang màu sắc tươi sáng với hơi hướng lễ hội.

Trang phục của nam và nữ có nhiều điểm khác biệt. Yếu tố quan trọng của trang phục là một chiếc áo dài rộng, với đường viền cổ sâu trên ngực hình chữ V. Áo của phụ nữ thường dài đến gần mắt cá chân. Tay áo thường khá rộng và xếp ly bồng bềnh.

Mũ và giày là phụ kiện không thể thiếu của người Tatars. Họa tiết trang trí trên mũ và giày khá công phu, chủ yếu họ dùng chỉ thêu nên những họa tiết truyền thống, đồng thời gắn trên đó các hạt hoặc tiền xu.

Phụ nữ Tatars cùng vặt lông ngỗng chuẩn bị cho lễ hội
Phụ nữ Tatars cùng vặt lông ngỗng chuẩn bị cho lễ hội

Lễ hội dân gian của người Tatars

Tatars là một quốc gia mang hình ảnh năng động, tươi vui và đầy màu sắc. Người Tatars ưa dịch chuyển, coi trọng tình yêu, yêu nhảy múa và âm nhạc. Trong văn hóa Tatars, có khá nhiều ngày lễ và phong tục, trong đó có lễ hội dân gian truyền thống “Lông ngỗng”.

Đã thành thông lệ, cứ trung tuần tháng 12 hằng năm, người Tatars lại tổ chức lễ hội dân gian truyền thống mang tên “Lông ngỗng”. Đây là hoạt động chuẩn bị thịt cho mùa đông của người Tatars, là nét văn hóa đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân từ xa xưa.

Theo truyền thống, khi thời tiết bắt đầu lạnh giá và tuyết phủ trắng các ngôi làng của người Tatars, dân làng bắt đầu tổ chức sự kiện quan trọng mang tên “Lông ngỗng”. Để chế biến ngỗng nhanh hơn, tạo bầu không khí vui vẻ, chủ nhà thường mời người thân, bạn bè, hàng xóm qua nhà giúp. 

Lễ hội này không chỉ là nơi để xây dựng các mối quan hệ mới phục vụ sự nghiệp kinh doanh, mà còn là nơi các chàng trai, cô gái có thể tìm kiếm cho mình người bạn đời. Lễ hội cũng chính là trường học, giúp các cô gái rèn luyện nữ công gia chánh, để sau này về nhà chồng có thể chế biến được các món ăn ngon.

Người Tatars quan niệm về mục đích chính của lễ hội truyền thống “Lông ngỗng”, không phải chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị thực phẩm, mà còn là tăng cường giao tiếp giữa mọi người và kết nối giữa các thế hệ, khơi dậy tình yêu lao động trong tâm hồn mỗi người. Vì vậy, họ luôn giữ gìn và trân trọng truyền thống này của cha ông.

Người dân Tatars cùng điệu nhảy truyền thống trong lễ hội
Người dân Tatars cùng điệu nhảy truyền thống trong lễ hội

Nghề thủ công truyền thống

Người Tatars đạt được trình độ nghề thủ công “vô song” trong thêu thùa, làm đồ trang sức, gốm sứ, điêu khắc và thư pháp. Một nghề thủ công độc đáo của người Tatars, là nghệ thuật khảm da, có từ thời Volga Bulgaria. Những đôi bốt da có hoa văn nhiều màu truyền thống của người Tatars được gọi là “Ichigi”, là ứng dụng thực tế và thú vị nhất của nghệ thuật khảm.

Năm 1895, trường nghệ thuật hiện đại đầu tiên được mở ở Kazan, nơi thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật phong cách châu Âu như hội họa và điêu khắc. Các họa sĩ nổi tiếng nhất của Tatars có thể kể đến như là Nicolai Fechin (người di cư đến Hoa Kỳ vào những năm 1920), Baqi Urmance, hay Ildar Zaripov… Ngày nay, các tác phẩm của họ đều được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Bang Tatarstan.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.