Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Người thầy “truyền lửa” đam mê sáng tạo khoa học

Nguyễn Thế Lượng - 14:42, 09/11/2020

Với niềm đam mê sáng tạo, trong quá trình đảm nhiệm công tác Bí thư Đoàn trường và giảng dạy, thầy giáo Hoàng Trung Kiên (SN 1980, giáo viên Trường THPT số 1 Bảo Yên, Lào Cai) đã miệt mài hướng dẫn các em học sinh (HS) trong trường sáng tạo nhiều sản phẩm khoa học - kỹ thuật mang tính ứng dụng cao.

Thầy giáo Hoàng Trung Kiên và nhóm học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên tỉnh Lào Cai
Thầy giáo Hoàng Trung Kiên và nhóm học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên tỉnh Lào Cai

Tốt nghiệp ngành Sư phạm kỹ thuật (năm 2002), thầy giáo Hoàng Trung Kiên về nhận công tác tại Trường THPT số 1 Bảo Yên. Trong giảng dạy, thầy Kiên giàu ý tưởng và sáng kiến, tạo được sức hấp dẫn và cuốn hút cho học trò. Những bài giảng của thầy đã “truyền lửa” đam mê, yêu thích khoa học cho các em học sinh. Phong cách giảng dạy của thầy gần gũi, cụ thể, sinh động luôn song hành cùng thực tế. Bởi vậy môn công nghệ đã trở thành những tiết học trải nghiệm thú vị, hiệu quả và bổ ích cho học trò. 

Vào mỗi năm học, thầy giáo Hoàng Trung Kiên đều có những ý tưởng sáng tạo mang tính ứng dụng cao vào thực tiễn cuộc sống. Với sự nghiêm túc, khoa học, thận trọng và tỉ mỉ, thầy Kiên đã cùng các nhóm học sinh thiết lập nhiều mô hình, dự án có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, như: “Rô bốt cứu hỏa, cứu thương”, “Máy xử lý rác thông minh” và “Máy mô phỏng từ trường quay của động cơ không đồng bộ”. Đến nay, thầy Kiên đã hướng dẫn học sinh các khóa của Trường THPT số 1 Bảo Yên sáng tạo ra 30 sản phẩm khoa học - kỹ thuật, sáng tạo thanh, thiếu niên. Các sản phẩm tham gia dự thi của nhóm học sinh do thầy Kiên hướng dẫn đều đoạt giải cao (30/30 giải). 

Đặc biệt, trong Cuộc thi triển lãm Quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ (IEIY) lần thứ 9 tổ chức tại Thủ đô Kualampơ của Malaysia, sản phẩm “Máy mô phỏng từ trường quay của động cơ không đồng bộ” đã đạt giải Huy chương Bạc quốc tế. Gần đây, thầy giáo Hoàng Trung Kiên còn tiếp tục hướng dẫn học sinh sáng tạo khoa học - kỹ thuật với 2 sản phẩm đạt thành tích cao là “Hệ thống lau bảng thông minh”, “Máy nạo vét cống đa năng”. Đây là những sản phẩm rất gần gũi, tiện ích trong thực tiễn cuộc sống. 

Ngoài ra, thầy Hoàng Trung Kiên còn hướng dẫn các nhóm học sinh thực hiện những đề án nghiên cứu khoa học phù hợp, vừa sức, thân thiện với môi trường: “Máy đánh rêu mốc đa năng”, “Đèn giao thông thông minh”. 

Trong cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh khối trung học được Sở Giáo dục Đào tạo Lào Cai tổ chức (từ 12/1-14/1/2015), sản phẩm khoa học “Đèn giao thông thông minh” sử dụng nguồn bức xạ từ năng lượng mặt trời của nhóm học sinh do thầy Kiên hướng dẫn được Ban Giám khảo đánh giá cao. “Đèn giao thông thông minh” là 1 trong 6 sản phẩm của Lào Cai vinh dự được lọt vào vòng thi chung kết quốc gia và đạt giải Nhất, đồng thời mang về thành tích giúp tỉnh Lào Cai đạt giải Nhì toàn quốc về Cuộc thi ứng dụng khoa học sáng tạo cấp THPT toàn quốc (năm 2015).

Thầy giáo Hoàng Trung Kiên chia sẻ: “Nghiên cứu khoa học là công việc đòi hỏi sự nghiêm túc cần mẫn, đây là hoạt động phát huy trí tuệ và sự sáng tạo tới mức tối đa. Muốn thành công, điều đầu tiên là cần sự đam mê của thầy và trò, sự ham học hỏi và tự nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài”. 

Ghi nhận quá trình cống hiến không mệt mỏi trên lĩnh vực sáng tạo khoa học - kỹ thuật, Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp đã tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho thầy giáo Hoàng Trung Kiên và các nhóm học sinh thực hiện đề tài khoa học - kỹ thuật dự thi hằng năm. Trong đó, thầy Kiên vinh dự được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 2 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 1 Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.