Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Nhân rộng mô hình khuyến nông, thúc đẩy xây dựng NTM

Hoàng Quý - 14:50, 12/06/2021

Những năm qua, tỉnh Điện Biên luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tiến bộ kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng mô hình công nghệ tiên tiến, công nghệ mới cho người nông dân. Điều này đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nâng cao thu nhập và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Người dân chuyển đổi đất một vụ sang trồng các loại cây ăn quả, rau màu
Người dân chuyển đổi đất một vụ sang trồng các loại cây ăn quả, rau màu

Với đặc thù là một tỉnh thuần nông, Điện Biên có đặc điểm địa hình đa dạng, phong phú, khá thích hợp trong phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, Điện Biên đã triển khai các mô hình, dự án khuyến nông đạt hiệu quả, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung, hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa.

Như câu chuyện chuyển đổi đất lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, rau màu của các hộ dân bản Bó, thị trấn Tủa Chùa (Tủa Chùa, Điện Biên). Theo đó, từ năm 2019 đã có 19 hộ gia đình ở bản Bó dưới sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông huyện Tủa Chùa đăng ký chuyển đổi hơn 5ha đất lúa sang trồng các loại cây ăn quả, rau màu.

Bà Nguyễn Thị Lưu, là một trong 19 hộ ở bản Bó chuyển đổi cây trồng chia sẻ: “Gia đình tôi chuyển 1 nghìn m2 đất trồng lúa sang các loại cây: Mướp, cà pháo và các loại rau màu. Bên cạnh đó, tôi còn được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, trồng rau theo phương pháp an toàn sinh học cho nên thu hoạch đến đâu bán hết đến đó. Ước tính thu nhập mỗi năm khoảng 30 triệu đồng, nếu so với trồng lúa như trước đây thì cao hơn gần bốn lần thu nhập”,

Được biết, giai đoạn 2016 - 2020, huyện Tủa Chùa đã sử dụng 218,795 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ sản xuất, phát triển sinh kế và đầu tư cơ sở hạ tầng. Toàn huyện đã thực hiện 93 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng sinh kế và 46 mô hình nhân rộng giảm nghèo cho 4.330 hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ 9.500 hộ chăn nuôi vaccine tiêm phòng cho gia súc; hỗ trợ kinh phí thực hiện khai hoang, phục hóa 448,7ha ruộng. Ðối với nguồn vốn đầu tư, toàn huyện đã triển khai đầu tư gần 30 dự án về giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa xã…

Nhờ đó, đến hết năm 2020, số tiêu chí bình quân các xã trên địa bàn đạt 8,9/19 tiêu chí, tăng 4 tiêu chí so với năm 2016; có 4/11 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 7 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí NTM; tỷ lệ hộ nghèo từ 69,5% năm 2015 xuống còn 41,9% năm 2020…

Không chỉ ở Tủa Chùa, thời gian qua tỉnh Điện Biên tập trung cơ cấu lại sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, trọng tâm là tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích cây lương thực và các loại cây trồng kém hiệu quả khác sang trồng cây ăn quả trên đất dốc; xây dựng một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh… góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng NTM của tỉnh.

Bộ mặt NTM của tỉnh Điện Biên ngày càng khởi sắc
Bộ mặt NTM của tỉnh Điện Biên ngày càng khởi sắc

Toàn tỉnh đã tổ chức 557 lớp tập huấn, 6 chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm về công tác khuyến nông. Nhờ đó đội ngũ cán bộ khuyến nông đã nâng cao trình độ chuyên môn và vai trò, trách nhiệm là cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người dân, góp phần nâng cao nhận thức người dân trong xây dựng NTM. Điển hình, tại vùng lòng chảo sản xuất lúa đã được nông dân giảm lượng giống từ 80 - 90kg/ha xuống còn 60 - 70kg/ha; các vùng trồng rau hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học và thay bằng thuốc sinh học…

Bà Đinh Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Điện Biên cho biết trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã thực hiện 217 mô hình khuyến nông; trong đó có 182 mô hình trồng trọt, lâm nghiệp, 35 mô hình chăn nuôi thủy sản. Các mô hình khuyến nông này đã góp phần thực hiện hiệu quả các dự án phát triển sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; thúc đẩy quá trình xây dựng NTM, nhất là những tiêu chí về tổ chức sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo, lao động có việc làm…

Tin cùng chuyên mục
Nhật Bản trồng cỏ biển để thu giữ carbon giúp phòng, chống biến đổi khí hậu

Nhật Bản trồng cỏ biển để thu giữ carbon giúp phòng, chống biến đổi khí hậu

Nhằm giúp chống biến đổi khí hậu khi Nhật Bản đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, Nhật Bản đã triển khai dự án khôi phục hệ sinh thái tự nhiên dọc bờ biển của thành phố cảng Yokohama, phía Nam Tokyo, bằng cách trồng rong lươn - loại cỏ biển màu xanh nhạt.