Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động “chụp giật”

PV - 15:14, 14/09/2018

Theo thông tin từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), hiện nay cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) có giấy phép đang hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động XKLĐ vẫn tồn tại nhiều hạn chế.

Phản ánh về thực trạng đưa người đi làm việc ở nước ngoài, bà Dương Thị Thu Cúc, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ quốc tế Sài Gòn thẳng thắn cho biết: hiện nay vẫn còn tình trạng “bát nháo” của không ít doanh nghiệp XKLĐ. Nhiều doanh nghiệp không trung thực, thiếu trách nhiệm với người lao động, cố tình cung cấp thông tin sai, “đem con bỏ chợ”, khiến người lao động lâm vào tình cảnh bơ vơ, khi về nước thì mắc nợ, đã nghèo lại còn nghèo thêm.

XKLĐ cần được kiểm soát chặt chẽ hơn. XKLĐ cần được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Bên cạnh đó, những chi nhánh, công ty XKLĐ trái phép, công ty “cò” thành lập tràn lan, đăng tải thông tin tuyển dụng XKLĐ trên internet lừa gạt người lao động rồi bỏ trốn… làm ảnh hưởng xấu đến bức tranh XKLĐ chung.

Một thực trạng nữa cũng được bà Cúc chỉ ra, đó là người lao động khi ra nước ngoài làm việc bỏ trốn vẫn còn nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này theo bà Cúc, là doanh nghiệp thu phí của người lao động cao dẫn đến khi đi xuất khẩu không đủ để trả nợ; công tác đào tạo người lao động còn chưa đến nơi đến chốn, dẫn đến mâu thuẫn giữa doanh nghiệp với người lao động…

Đánh giá về công tác XKLĐ, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng: Để phát huy những điểm sáng, hạn chế những mặt tiêu cực, hệ thống báo chí, truyền thông cần sát cánh với các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước để đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, làm sao để người lao động ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin chính thống, chính xác về tình hình thị trường lao động, việc làm ngoài nước. Đồng thời dư luận xã hội cũng hiểu đúng hơn về những đóng góp của hoạt động XKLĐ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Qua khảo sát, có nhiều người đồng tình cho rằng, để hạn chế, tránh tổn thất cho người lao động và bảo vệ uy tín cho các công ty XKLĐ hoạt động nghiêm túc, rất cần sự hỗ trợ truyền thông từ báo chí để thông tin đến người lao động một cách rõ ràng và cụ thể về các doanh nghiệp được Bộ LĐTB&XH cấp phép, các ngành nghề tuyển dụng, các điều kiện hợp đồng, các mức phí của từng thị trường.

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.