Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thông tin đối ngoại đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều mô hình hay, sáng tạo trong công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Hoàng Thanh - Công Minh - 21:41, 15/12/2023

Thực hiện Chỉ thị 01-CT/TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh biên giới trong cả nước đã có nhiều mô hình hay, cách làm mới với những nội dung, hình thức phong phú, sinh động. Qua đó, huy động được đông đảo quần chúng nhân dân, các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.


(BCĐ- CHuyên đề Cận động đồng bào DTTS): Bảo vệ an ninh biên giới quốc gia Phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số. Bài 1: Nhiều mô hình hay, sáng tạo
Cán bộ Đồn Biên phòng Pù Nhi tuyên truyền về công tác thông tin đối ngoại cho người dân bản Pù Ngùa, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát. Ảnh: Quốc Toản

Tỉnh Thanh Hóa có 5 huyện biên giới gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân, có 16 xã biên giới, tiếp giáp với 3 huyện Xốp Bâu, Viêng Xay, Sầm Tớ của tỉnh Hủa Phăn (Lào). Trong nhiều năm qua, phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới” đã thu hút hàng ngàn người dân tham gia với nhiều mô hình hay sáng tạo.

Trên toàn tuyến biên giới của tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 1 tập thể, 19 hộ gia đình, 90 cá nhân đăng ký bảo vệ 213,6 km đường biên và 92 mốc quốc giới; 768 tổ an ninh trật tự thôn bản, với 2.415 thành viên tham gia với nhiều mô hình, điển hình tiên tiến như: “Thanh niên làm chủ đường biên”, “Tổ an ninh tự quản”, “Già làng, trưởng bản cùng dòng họ, con cháu đăng ký quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc”, “Thôn, bản không có tội phạm”... Điều ý nghĩa nhất là người dân coi việc bảo vệ đường biên, cột mốc không chỉ là trách nhiệm, mà còn là niềm vinh dự, tự hào của mình.

Có thể thấy, với sự hoạt động tích cực của các già làng, trưởng bản, người có uy tín các huyện biên giới đã góp phần cùng chính quyền địa phương, Nhân dân ổn định an ninh trật tự trên địa bàn; xây dựng bản làng ấm no, hạnh phúc và bình yên. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín đã trở thành chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền địa phương, tích cực tham gia cùng BĐBP vận động các dòng họ tham gia tự quản đường biên, cột mốc; xây dựng tổ tự quản an ninh nông thôn.

Tiêu biểu như: Già làng Hà Văn Chốn ở xã Mường Mìn (Quan Sơn) với hơn 30 năm tham gia tuần tra biên giới, âm thầm bảo vệ đường biên, cột mốc và giúp bà con phát triển kinh tế, già Chốn đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, các ngành trao tặng; Già Làng Lương Đại Thêm, ở bản Xắng, xã Yên Khương (Lang Chánh) là người luôn phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ 3 cột mốc (348, 349, 350), già làng thường xuyên tuyên truyền cho bà con thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tốt công tác bảo vệ đường biên, mốc giới; Già làng Vi Đinh Hợi, bản Cha Khót, xã Na Mèo (Quan Sơn) là người có nhiều thành tích trong việc phối hợp cùng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo vận động Nhân dân tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, giao lưu hữu nghị giữa Nhân dân hai bên biên giới, vận động người dân tố giác tội phạm, nhất là đối tượng buôn bán ma túy, vượt biên trái phép, cung cấp nhiều tin có giá trị cho lực lượng BĐBP, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia.

(BCĐ- CHuyên đề Cận động đồng bào DTTS): Bảo vệ an ninh biên giới quốc gia Phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số. Bài 1: Nhiều mô hình hay, sáng tạo 1
Cán bộ BĐBP Bình Thuận tuyên truyền, vận động ngư dân tham gia công tác bảo đảm an ninh trật tự khu vực biên giới biển. Ảnh: Đơn vị cung cấp

Hay tại tỉnh Bình Thuận, đồng bào các DTTS cũng đã phát huy tích cực vai trò của mình trong bảo vệ an ninh biên giới biển, nhất là đối với đồng bào dân tộc Chăm. Điển hình như trong phong trào toàn dân tích cực tố giác tội phạm, lực lượng BĐBP tỉnh đã nhận được hàng trăm tin báo có giá trị từ quần chúng nhân dân là người dân tộc Chăm nhằm phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nhiều vụ án được bắt giữ còn có sự tham gia quyết liệt của người dân hỗ trợ BĐBP khống chế đối tượng, thu giữ vật chứng.

Không chỉ nhân dân, đồng bào dân tộc Chăm đã thể hiện được vai trò tích cực trong bảo vệ an ninh trật tự vùng biên, mà các vị chắc sắc tôn giáo cũng đã có nhiều đóng góp trong việc tích cực trong bảo vệ an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia. Thời gian qua, các vị chức sắc đã phối hợp với Công an xã, các đồn Biên phòng cùng các đoàn thể chính trị tuyên truyền, vận động bà con trong thôn xây dựng nếp sống văn minh, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc vùng biên giới thông qua mô hình "Chức sắc tôn giáo tham gia giữ gìn an ninh, trật tự".

Mô hình đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của nhiều vị chức sắc trong đặc biệt, các vị chức sắc, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc Chăm. Theo đó, các vị chức sắc đã các vị chức sắc đã vận động người dân tham gia các phong trào bảo vệ chủ quyền biên giới biển, góp phần củng cố thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân ngày càng vững chắc; cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị, giúp lực lượng chức năng đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hoạt động phát tán tài liệu có nội dung vi phạm pháp luật; giúp lực lượng chức năng bắt nhiều vụ tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, đánh bạc, giải tán kịp thời hàng chục vụ thanh thiếu niên tụ tập có biểu hiện gây rối trật tự công cộng…

Không chỉ ở Thanh Hóa, Bình Thuận mà ở nhiều tỉnh biên giới trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc cũng đã phát huy tích cực vai trò của đồng bào DTTS trong xây dựng an ninh biên giới quốc gia thông qua nhiều mô hình hay, sáng tạo. Là một trong những tỉnh triển khai khá sớm việc xây dựng mô hình “Tổ tự quản đường biên, mốc giới” theo Chỉ thị 34/CT-BTL ngày 24/6/2003 của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về mô hình phong trào tự quản đường biên, cột mốc, mô hình quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự xóm, bản khu vực biên giới được hình thành và triển khai tại các thôn, bản.

Xã biên giới Bản Lầu, huyện Mường Khương là điểm sáng về xây dựng mô hình dòng họ tự quản, bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ đường biên mốc giới ở địa phương. Đây là một trong những địa bàn được triển khai xây dựng mô hình tự quản đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Nơi đây có 12 dân tộc sinh sống Mông, Dao, Nùng, Giáy, Tu Dí... Mô hình đã cho thấy những thế mạnh trong tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, chống xâm canh, di dân tự do… Trên cơ sở đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tham mưu cho địa phương nhân rộng mô hình, phát triển thành phong trào trên toàn tỉnh và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân.

(BCĐ- CHuyên đề Cận động đồng bào DTTS): Bảo vệ an ninh biên giới quốc gia Phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số. Bài 1: Nhiều mô hình hay, sáng tạo 2
Tổ tự quản đường biên, mốc giới thôn Bản Trang phối hợp với Tổ công tác Đồn Biên phòng Trịnh Tường tuần tra khu vực cột mốc, đường biên.

Hay tại xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát có 7 km đường biên giới với 3 thôn giáp với biên giới là Minh Trang, Bản Trang và Tân Trang. Do vậy, việc xây dựng, củng cố các tổ tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc và an ninh, trật tự luôn được xã quan tâm. Trước kia, bà con chưa hiểu biết nhiều về đường biên giới đất liền và tầm quan trọng của việc bảo vệ đường biên, cột mốc nên còn vi phạm quy chế biên giới. Sau khi được Bộ đội Biên phòng tuyên truyền, vận động tham gia “Tổ tự quản đường biên, cột mốc”, đồng bào dân tộc đã nâng cao hiểu biết và đã phát huy vai trò tích cực về vấn đề này. Đến nay, hầu hết người dân trong xã đã nhận biết được các dấu hiệu về đường biên giới, cột mốc và tích cực tham gia bảo vệ, giữ gìn.

Có thể thấy, những mô hình trong bảo vệ an ninh biên giới được xây dựng ở các địa phương không chỉ phát huy vai trò của đồng bào DTTS mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết quân dân. Cùng với lực lượng chủ lực BĐBP với khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương”, thì chính quyền xã, huyện vùng biên, đặc biệt là Nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số các bản làng sống giáp với đường biên, đang là những “cột mốc sống”, với thế trận lòng dân vững chắc như “lá chắn thép” được bồi đắp từng ngày để bảo vệ an ninh vùng biên, chủ quyền quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.