Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Nhìn lại 5 năm triển khai Chỉ thị số 19-CT/TW: Quyết sách tạo động lực phát triển (Bài 1)

Sỹ Hào - 10:41, 05/04/2023

Triển khai Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, sau 5 năm, đến nay vùng đồng bào dân tộc Khmer đã có những bước tiến vượt bậc.

Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được thực hiện hiệu quả đã góp phần tạo nên những nông sản đặc trưng vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam Bộ.
Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được thực hiện hiệu quả đã góp phần tạo nên những nông sản đặc trưng vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam Bộ.

Kế thừa thành tựu

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển vùng đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó, Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI có thể xem là văn bản xuyên suốt.

Việc thực hiện Chỉ thị 68-CT/TW được tổ chức sơ kết 2 lần (năm 1998, năm 2002) và tổng kết 15 năm thực hiện vào năm 2006. Trên cơ sở sơ kết, tổng kết thực tiễn, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X đã có Thông báo số 67-TB/TW ngày 14/3/2007 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 68-CT/TW; từ năm 2018, việc thực hiện Chỉ thị số số 68-CT/TW được tiếp tục triển khai theo Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư khóa XII.

Trước khi Ban Bí thư khóa XII ban hành Chỉ thị số 19-CT/TW, Chính phủ ban hành 100 văn bản thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng đang triển khai thực hiện ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có 42 chính sách riêng đối với đồng bào DTTS; chủ yếu là các quyết định phê duyệt các chính sách, dự án quan trọng, toàn diện đối với vùng ĐBSCL nói chung, đối với đồng bào Khmer nói riêng.

Cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống cũng đã ban hành các văn bản để chỉ đạo thực hiện. Trong đó, tỉnh Trà Vinh ban hành 8 văn bản; tỉnh Kiên Giang ban hành 6 văn bản; các tỉnh An Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Cần Thơ ban hành 1 - 2 văn bản riêng về đồng bào dân tộc Khmer.

Với việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc Khmer được bảo đảm phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng lên. (Ảnh minh họa)
Với việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc Khmer được bảo đảm phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng lên. (Ảnh minh họa)

Quyết tâm mới

Theo ông Sơn Phước Hoan - nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 68-CT/TW và các văn bản liên quan đã làm thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS vùng ĐBSCL. Chủ trương của Đảng đã được cụ thể hóa bằng hệ thống đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer; một số chương trình, dự án dành cho vùng đồng bào DTTS đã được ban hành, trong đó có một số chính sách đặc thù.

"Việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 68-CT/TW và các văn bản liên quan đã làm thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS vùng ĐBSCL. Chủ trương của Đảng đã được cụ thể hóa bằng hệ thống đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer; một số chương trình, dự án dành cho vùng đồng bào DTTS đã được ban hành, trong đó có một số chính sách đặc thù”.

Ông Sơn Phước HoanNguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT

Trong Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018, Ban Bí thư khẳng định: “Hơn 25 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Nhân dân đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 68-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer và đạt được những kết quả quan trọng”. Nhờ đó, khối Đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được tăng cường, củng cố niềm tin của đồng bào dân tộc Khmer đối với Đảng, Nhà nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ban Bí thư khóa XII nhận định, công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn những hạn chế; một số chế độ, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc Khmer còn chưa đồng bộ. Đời sống của một bộ phận đồng bào còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao…

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời để vùng đồng bào dân tộc Khmer được phát triển toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư đã đặt ra 7 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, Ban Bí thư yêu cầu các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới; cân đối các nguồn lực để ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau gần 5 năm thực hiện, Chỉ thị số 19-CT/TW đã được cụ thể hóa bằng nhiều chương trình, dự án có trọng tâm, trọng điểm, góp phần làm thay đổi diện mạo phum sóc ở vùng Tây Nam Bộ.

Tin cùng chuyên mục
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.