Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Tác dụng tuyệt vời của cây Atisô

Như Ý - 14:38, 05/04/2022

Cây atiso là “thần dược” được dân gian ưa chuộng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Lá atiso có vị đắng, hơi ngọt có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt. thường được dùng để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, làm giảm cholesterol trong máu và cung cấp vitamin cho cơ thể. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây atiso mời bà con tham khảo.

Tác dụng tuyệt vời của cây Atisô
Tác dụng tuyệt vời của cây Atisô

Trị viêm gan, mật, vàng da: Lá atisô tươi 50g, hoặc 10g lá khô, hãm hoặc sắc uống trong ngày.

Trị viêm gan vi rút: Lá atisô 10g, diệp hạ châu đắng, nhân trần, mỗi vị 12g, sắc uống ngày một thang.

Giải nhiệt cơ thể, giải độc gan: Lấy 2 cụm hoa Atiso lớn, 3,5 lít nước, 1 bó lá dứa, 60 gram đường phèn. Các nguyên liệu cần được làm sạch trước khi nấu. Cho cụm hoa Atiso (đã cắt bỏ phần cuống) vào nồi nước đang sôi, đun đến khi cụm hoa Atiso mềm nhừ. Cho lá dứa (được cuộn tròn hoặc buộc lại) và đường phèn vào nồi và tiếp tục đun thêm 10 phút. Cuối cùng, chắt bỏ phần bã, đợi nước nguội dần và đổ vào bình, đặt trong tủ lạnh và uống dần. Có thể sử dụng thay thế nước suối, sử dụng mỗi ngày để giải nhiệt cơ thể, đặc biệt vào các ngày nắng nóng.

Giải các độc tố trong gan, tăng cường chức năng gan: Cho 50g hoa Atiso, 100g gan lợn và gia vị vừa đủ. Nấu Atiso với gan lợn như những món canh khác và sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, và sử dụng liên tục trong vòng 5 – 10 ngày để đem lại hiệu quả nhanh.

Giảm hàm lượng cholesterol trong máu: Sử dụng 40g thân cây Atiso, 40g rễ, 20g cụm hoa đem phơi khô và tán nhỏ. Pha 2g/ lần với nước sôi và sử dụng thay thế nước trà. Có thể chỉ sử dụng 50g cụm hoa phơi khô và tán nhỏ. Ngoài ra, có thể sử dụng hoa Atiso nấu với các nguyên liệu như giò heo hoặc lá lách lợn, bổ sung vào thực đơn hằng ngày, vừa đem lại một thực đơn ngon vừa có tác dụng điều trị bệnh.

Trị phù thũng và thấp khớp: lá atisô 10g, thổ phục linh, ngưu tất, kim tiền thảo, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Chữa bệnh tiểu đường: Lấy 50g hoa Atiso, 100g khoai tây, 50g cà rốt, 150g xương sườn lợn và gia vị vừa đủ. Sau khi làm sạch và sắc nhỏ các nguyên liệu, hầm xương sườn lợn chín tới rồi bỏ các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm cho đủ dùng. Sử dụng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 5 – 10 ngày.

Lưu ý

Không nên lạm dụng cây atiso, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: gây hại chức năng gan, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi,…

Cây atiso có những lớp lông tơ nhỏ, nếu tiếp xúc quá nhiều có thể gây da kích ứng da, ngứa, nổi mẩn đỏ. Không được sử dụng cây atiso với các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong cây.

Người bị tắc ống mật, bị sỏi mật không được sử dụng cây atiso. Các đối tượng đang sử dụng muối sắt cũng không nên dùng cây atiso, bởi atiso có thể ngăn chặn sự hấp thụ muối sắt ấy. Thường xuyên theo dõi hàm lượng cholesterol có trong máu.

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.