Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Những bài thuốc từ cây đỗ quyên

TK - 11:43, 02/06/2020

Hoa đỗ quyên là loài hoa được yêu thích để trưng bày trong ngày Tết nhưng không chỉ vậy chúng còn là một vị thuốc đông y giúp chữa nhiều căn bệnh.

Những bài thuốc từ cây đỗ quyên

1. Viêm khí phế quản mạn tính: Lá đỗ quyên khô tán bột, chế với cồn theo tỷ lệ 1/1, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20ml. 

Hoặc: Lá đỗ quyên 30g, diếp cá 24g, lá nhót 15g sắc uống.

2. Nôn ra máu, chảy máu mũi: Hoa đỗ quyên tươi 15g sắc uống. Hoặc: Rễ đỗ quyên khô 15g sắc uống.

3. Khí hư: Hoa đỗ quyên trắng 15g, móng giò lợn lượng vừa đủ, hầm nhừ làm canh ăn.

Hoặc: Rễ đỗ quyên 15g, cây hàm ếch (tam bạch thảo) 15g, sắc uống.

4. Rong kinh: Rễ đỗ quyên 30 - 60g, sắc uống cùng với một chút rượu vang.

Hoặc: Hoa đỗ quyên 60g, sao với rượu rồi sắc uống.

5. Rối loạn kinh nguyệt: Rễ đỗ quyên 15g, rễ bạc hà 15g, ích mẫu thảo 15g, hoa hồng 9g, sắc uống. Nếu có đau bụng, đau lưng và màu kinh nhợt nhạt thì dùng rễ đỗ quyên 30g, rễ hải kim sa 30g, ô dược 15g, sắc uống trước kỳ kinh 1 - 2 tháng.

6. Mụn nhọt, viêm loét vùng gáy: Dùng lá đỗ quyên và lá trắc bách diệp tươi giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà và mật ong rồi đắp lên tổn thương.

7. Hoa đỗ quyên trị vết thương ngoài, mắt sưng đỏ: Hoa và lá đỗ quyên non + sữa người. Rửa sạch nguyên liệu, giã nát trộn với chút sữa người đắp ngoài chỗ đau.

8. Trị ngoại thương, xuất huyết: Hoa và lá đỗ quyên non rửa sạch, giã nát đắp ngoài vết thương.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.