Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Những địa phương điều chỉnh lịch đến trường vì dịch COVID-19

PV - 14:00, 19/03/2022

Trước những diễn biến của dịch COVID-19, các địa phương tiếp tục điều chỉnh lịch đến trường của học sinh trong tuần tới.

Việc đi học trực tiếp trở nên khó khăn khi số ca nhiễm liên tục tăng ở nhiều địa phương. Ảnh: LV.
Việc đi học trực tiếp trở nên khó khăn khi số ca nhiễm liên tục tăng ở nhiều địa phương. Ảnh: LV.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Tuyên Quang, trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều cơ bản tạm thời nghỉ học trực tiếp tại trường đến khi có thông báo mới.

Đồng thời, các địa phương cấp xã được phân loại cấp độ dịch ở cấp độ 4 (vùng đỏ, có nguy cơ cao) cho toàn bộ trẻ mầm non và học sinh phổ thông nghỉ học trực tiếp tại trường; các địa phương cấp độ dịch từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 (vùng xanh, vàng, cam) tổ chức dạy học thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và phương án của Sở GD&ĐT.

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa yêu cầu các trường chủ động xây dựng phương án tổ chức dạy học trực tiếp cho các khối từ lớp 7 đến lớp 12 trong điều kiện bình thường mới.

Yêu cầu trên được đưa ra trong văn bản do Sở GD&ĐT Hà Nội gửi các địa phương trên địa bàn thành phố chiều 18/3 về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Sở Y tế Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành văn bản vào ngày 25/1/2022 cho phép học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11 và 12 trên địa bàn thành phố học tập trực tiếp tại trường.

Căn cứ công văn của UBND thành phố ngày 15/3 về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và mở cửa lại các hoạt động du lịch trong tình hình mới trên địa bàn thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các đơn vị, trường học tổ chức dạy và học trực tiếp gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, kiểm soát và xử lý kịp thời các ca nhiễm, giữ mức độ an toàn cao nhất cho học sinh và giáo viên.

Sở GD&ĐT Nghệ An vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo an toàn cho học sinh khi tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.

Dự kiến, với những trường chưa tổ chức dạy học trong thời gian qua sẽ đón trẻ đến trường học trực tiếp vào ngày 4/4. Với các cơ sở giáo dục phổ thông, tiếp tục có các giải pháp chủ động, thích ứng trong tổ chức dạy học đối với mỗi nhà trường, mỗi lớp học để đảm bảo hoàn thành kế hoạch giáo dục theo khung thời gian năm học.

Sở GD&ĐT Đắk Lắk đã có văn bản yêu cầu các trường tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố để được tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 9 và lớp 12 từ thứ hai (ngày 21/3) nhằm nâng cao năng lực cho học sinh cuối cấp chuẩn bị thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Tại Cà Mau, từ 17/3 trẻ cấp mầm non dừng đến trường. Thời gian này, phụ huynh chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại nhà.

Tỉnh Cà Mau giao UBND các huyện, thành phố Cà Mau chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo rà soát nhu cầu của phụ huynh cần gửi trẻ, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, chọn một đến hai điểm trường trung tâm trên địa bàn, đảm bảo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, công tác phòng chống dịch COVID-19 để tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo nhu cầu của phụ huynh.

Đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 7 cũng chuyển sang học trực tuyến theo chương trình chính khóa. Cụ thể, giáo viên vẫn đến lớp theo chương trình và lịch phân công của nhà trường. Phòng học được kết nối camera, giáo viên tạo đường link để học sinh học tại nhà.

Trường hợp những học sinh có nhu cầu học trực tiếp và được sự thống nhất của phụ huynh vẫn đến lớp học trực tiếp bình thường./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.