Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Những hình ảnh đẹp tại Giải đua ghe Ngo lớn nhất miền Tây

Tào Đạt - 9 giờ trước

Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi và quyết liệt, Giải đua ghe Ngo trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024, đã kết thúc trong sự chứng kiến của hàng chục ngàn khán giả.

Giải đua ghe Ngo năm nay có 60 đội trong đó Sóc Trăng có 48 đội (45 đội nam và 3 đội nữ), các tỉnh lân cận (Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang) có 12 đội ghe (8 đội nam và 4 đội nữ). Gần 7.200 vận động viên, huấn luyện viên và nhân viên phục vụ cùng tham gia.
Giải đua ghe Ngo năm nay có 60 đội trong đó Sóc Trăng có 48 đội (45 đội nam và 3 đội nữ), các tỉnh lân cận (Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang) có 12 đội ghe (8 đội nam và 4 đội nữ). Gần 7.200 vận động viên, huấn luyện viên và nhân viên phục vụ cùng tham gia
Giải đua diễn ra từ ngày 14 - 15/11/2024, các ghe Ngo nam và nữ tranh tài quyết liệt ở các nội dung 1.200m (đua nam) và 1.000m (đua nữ). Đây là hoạt động chính trong chuỗi 11 hoạt động của Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024.
Giải đua diễn ra từ ngày 14 - 15/11/2024, các ghe Ngo nam và nữ tranh tài quyết liệt ở các nội dung 1.200m (đua nam) và 1.000m (đua nữ). Đây là hoạt động chính trong chuỗi 11 hoạt động của Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024
Hàng nghìn vận động viên của các đội đua tham gia Giải đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.
Có hàng nghìn vận động viên của các đội đua tham gia Giải đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024
Đua ghe Ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Oóc Om Bóc, một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay và lễ cúng ông bà Sen Dolta.
Đua ghe Ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Oóc Om Bóc, một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay và Lễ cúng ông bà Sen Dolta
Hai đội ghe Ngo cùng nhau tranh tài tại Giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực khu vực đồng bằng sông Cửu Long 2024.
Hai đội ghe Ngo cùng nhau tranh tài tại Giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 2024
Mỗi đội đua ghe Ngo thường có khoảng 60 vận động viên cùng nhau thể hiện sức mạnh đoàn kết.
Mỗi đội đua ghe Ngo thường có khoảng 60 vận động viên cùng nhau thể hiện sức mạnh đoàn kết
Dòng sông Maspéro là địa điểm quen thuộc để các đội đua tranh tài tại giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng và khu vực khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Dòng sông Maspéro là địa điểm quen thuộc để các đội đua tranh tài tại giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Các vận động viên các đội đua ghe Ngo hào hứng với giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Các vận động viên các đội đua ghe Ngo hào hứng với giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Quang cảnh Giải đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.
Quang cảnh Giải đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024
Các vận động viên dùng hết khả năng, kỹ thuật để bức tốc về đích tại giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Các vận động viên dùng hết khả năng, kỹ thuật để bức tốc về đích tại giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Các đội đua bức tốc về đích tại Giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực khu vực đồng bằng sông Cửu Long 2024.
Các đội đua bức tốc về đích tại Giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 2024
Khoảnh khắc về đích
Khoảnh khắc về đích
Cuộc đọ sức của hai đội ghe Ngo nữ.
Cuộc đọ sức của hai đội ghe Ngo nữ
Những bóng hồng trên đường đua sông nước.
Những bóng hồng trên đường đua sông nước
Năm nay, các vận động viên đội ghe Ngo chùa Tum Núp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) xuất sắc bảo vệ vị trí số 1 ở cả giải đua dành cho ghe nam và ghe nữ (Trong ảnh: Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng trao cúp cho đội đạt Giải Nhất)
Năm nay, các vận động viên đội ghe Ngo chùa Tum Núp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) xuất sắc bảo vệ vị trí số 1 ở cả giải đua dành cho ghe nam và ghe nữ. (Trong ảnh: Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng trao cúp cho Đội đạt Giải Nhất)
Trong 2 ngày diễn ra giải đua, hàng trăm nghìn người dân Sóc Trăng, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long và du khách đã hào hứng tham dự lễ khai mạc giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần VI tại đường đua trên sông Maspero, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Trong 2 ngày diễn ra giải đua, hàng trăm nghìn người dân Sóc Trăng, các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và du khách đã hào hứng tham dự Lễ khai mạc Giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần VI tại đường đua trên sông Maspéro, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Dù trời nắng nóng gay gắt nhưng người dân và du khách vẫn tập trung từ sớm và đứng kín dọc hai bên bờ sông để cổ vũ cho các đội ghe Ngo. Ngay sau lễ khai mạc, giải đấu diễn ra sôi nổi, các đội đua thi triển kỹ thuật bơi hấp dẫn và kịch tích ngay từ vòng loại trong tiếng hò reo cổ vũ vang dội của người hâm mộ.
Dù trời nắng nóng gay gắt nhưng người dân và du khách vẫn tập trung từ sớm và đứng kín dọc hai bên bờ sông để cổ vũ cho các đội ghe Ngo. Ngay sau Lễ khai mạc, giải đấu diễn ra sôi nổi, các đội đua thi triển kỹ thuật bơi hấp dẫn và kịch tính ngay từ vòng loại trong tiếng hò reo cổ vũ vang dội của người hâm mộ
(ẢNH THỜI SỰ) Những hình ảnh đẹp tại giải đua ghe ngo lớn nhất miền Tây 17
Bà con Khmer tập trung hai bên bờ sông Maspéro để cổ vũ cho các đội đua ghe Ngo tranh tài tại giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Bà con Khmer tập trung hai bên bờ sông Maspéro để cổ vũ cho các đội đua ghe Ngo tranh tài tại Giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Bà con Khmer hào hứng cổ vũ các đội đua tại giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Bà con Khmer hào hứng cổ vũ các đội đua tại Giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Đối với đồng bào Khmer, chiếc ghe ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Vì thế, khi có ghe ngo thì bà con Khmer từ trẻ đến già đều thể hiện sự trân trọng và yêu thích khi được góp sức cho đội ghe và thôn xóm của mình, nhiều gia đình sẵn sàng tự bỏ tiền để lo cho cả đội ghe ngo từ lúc tập luyện cho đến ngày khai hội.
Đối với đồng bào Khmer, chiếc ghe Ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Vì thế, khi có ghe Ngo thì bà con Khmer từ trẻ đến già đều thể hiện sự trân trọng và yêu thích khi được góp sức cho đội ghe và thôn xóm của mình, nhiều gia đình sẵn sàng tự bỏ tiền để lo cho cả đội ghe Ngo từ lúc tập luyện cho đến ngày khai hội
Những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp chính quyền, nguồn vận động từ các chùa, nhiều chùa đã đóng ghe ngo mới, góp phần đưa môn thể thao đua ghe ngo truyền thống ngày càng phát triển sâu rộng. Nhiều huyện, thị xã, thành phố cũng đã quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các chùa tham gia lễ hội. Chính điều đó tạo động lực cho các đội ghe ngo nỗ lực trên đường đua.
Những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp chính quyền, nguồn vận động từ các chùa, nhiều chùa đã đóng ghe Ngo mới, góp phần đưa môn thể thao đua ghe Ngo truyền thống ngày càng phát triển sâu rộng. Nhiều huyện, thị xã, thành phố cũng đã quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các chùa tham gia Lễ hội. Chính điều đó tạo động lực cho các đội ghe Ngo nỗ lực trên đường đua

Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đồng thời, Lễ hội cũng được công nhận kỷ lục Việt Nam về giải đua ghe Ngo có số lượng đội ghe và số lượng vận động viên nhiều nhất Lễ hội Óc Om Bóc tính từ năm 2005 đến nay.


Tin cùng chuyên mục
Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính lần thứ VII

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính lần thứ VII

Sáng 16/11, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024. Liên hoan là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội trong chuỗi hoạt động Tuần "Đại đoàn kết dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024.