Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ cây rau khúc

Như Ý - 04:57, 31/08/2024

Rau khúc còn có tên gọi khác là thanh minh thảo, hoa cúc, cúc tần, cúc vạn thọ, cỏ phấn hương, cây lá khúc,… có tính bình, vị ngọt. Đây là nguyên liệu để chế biến món ăn hằng ngày như nấu canh, luộc hoặc làm bánh khúc. Ngoài ra, loại cây này còn là vị thuốc có thể điều trị một số bệnh thường gặp như viêm họng, hen xuyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị cảm mạo phong hàn, hen suyễn, đau nhức xương khớp, bệnh phong thấp, ghẻ lở ngoài ra... Sau đây là một số bài thuốc từ cây rau khúc mời các bạn tham khảo.

(Tổng hợp) Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ cây rau khúc

Đặc điểm cây rau khúc

Rau khúc là loại cây thân thảo sống lâu năm. Cây mọc đứng thành cụm, có chiều cao từ 20 – 30cm. Thân cây được bao phủ bởi lớp lông trắng như len. Lá cây mọc so le, hình mũi mác, có đầu hơi nhọn. Lá có chiều dài 4 – 6cm và rộng 0.5 – 0.8cm. Cả hai bề mặt lá đều có lông len, gân giữa nổi rõ. Hoa nhỏ mọc thành cụm ở ngọn thân, có cánh nhỏ khoảng 2mm, màu vàng. Quả bế hình trứng, có các hạch nhỏ. Quả khúc thường là vào tháng 3 – 5.

Rau khúc có hai loại là rau khúc nếp và rau khúc tẻ. Điểm khác biệt giữa hai loại rau này là lá cây khúc tẻ thường to hơn khúc nếp. Nhưng, rau khúc nếp thường thơm và ngon hơn khúc tẻ.

Cây rau khúc được thu hoạch quanh năm. Thảo dược này có thể được sử dụng ở cả dạng tươi và dạng khô.

(Tổng hợp) Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ cây rau khúc 1

Bài thuốc từ cây rau khúc

Chữa cảm lạnh phát sốt, ho: Dùng toàn cây rau khúc khô 15-20g (hoặc 30-40g tươi), sắc nước uống trong ngày; Có thể thêm tía tô, kinh giới, mỗi thứ 9g, cùng sắc uống.

Trị cảm lạnh: Sắc nước uống hàng ngày gồm các loại thảo mộc như rau khúc, tía tô và kinh giới.

Chữa cảm nắng, phát sốt, ho: Dùng rau khúc khô 30g, thanh cao 15g, bạc hà 9g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: Dùng độc vị rau khúc khô 30g sắc uống; Hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 10g cùng sắc uống.

(Tổng hợp) Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ cây rau khúc 2

Hoặc: Rau khúc khô 30g, ma hoàng 6g, khoản đông hoa, hạnh nhân, bạch tiền, mỗi thứ 9g, sắc uống.

Chữa ho nhiều đờm: Dùng rau khúc khô 15-20g, đường phèn 15-20g, sắc nước uống trong ngày.

Hoặc: Sắc 20g rau khúc với đường phèn để uống mỗi ngày. Ngoài ra cũng có thể dùng lá rau khúc cắt nhỏ rồi thêm một ít đường, hấp cách thủy rồi lấy nước uống.

Chữa cao huyết áp: Dùng rau khúc với câu đằng, tang ký sinh sắc nước uống hàng ngày hoặc thường xuyên chế biến thành món ăn từ rau khúc để tăng hiệu quả.

Hoặc: Rau khúc 30g, lá dâu 20g nấu canh ăn hằng ngày. Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng bằng cách lấy toàn cây rau khúc 30 – 60g sắc nước uống trong ngày.

Chữa viêm khí quản mạn tính: Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm sử dụng 50g rau khúc khô, sắc lấy nước đặc, chia thành 3 lần uống trong ngày, liên tục 10 ngày (một liệu trình).

Hoặc: Dùng rau khúc sắc nước cho đến khi cô đặc còn khoảng 3 chén chia làm 3 lần uống trong ngày, uống liên tục 12 ngày.

(Tổng hợp) Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ cây rau khúc 3

Trị mụn nhọt: Lấy một ít lá khúc tươi giã nhuyễn rồi trộn với cơm nguội rồi đắp lên nốt mụn nhọt.

Chữa đầy bụng, tiêu chảy: Dùng toàn cây rau khúc khô 30-60g, kê nội kim (màng mề gà) 1 cái, sắc nước uống trong ngày.

Chữa khí hư bạch đới ở phụ nữ: Rau khúc 15g, cỏ seo gà 15g, có bắc đèn 15g, thổ ngưu tất 12g, sắc nước uống trong ngày. Lưu ý: Không dùng thuốc trong lúc đang hành kinh.

Chữa đau nhức do thống phong (Gut): Dùng lá và cành non cây rau khúc, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ đau sưng, băng cố định lại; Có tác dụng giảm đau khá tốt.

Chữa gân cốt sưng đau, chân và đầu gối sưng thũng, đòn ngã tổn thương: Dùng toàn cây rau khúc khô 30-60g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa vết thương sưng tấy, vết thương không liền miệng: Dùng toàn cây rau khúc khô 30g, sắc nước uống trong ngày; đồng thời giã lá rau khúc tươi trộn với cơm giã nát đắp lên vết thương.

Chữa nhọt đầu đinh mới mọc: Dùng lá rau khúc tươi trộn với cơm nguội và vài hạt muối đắp lên nhọt.

Chữa ngộ độc đậu tằm (đậu răng ngựa, đậu la hán): Rau khúc khô 60g, xa tiền thảo (bông mã đề) 30g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 30g, nhân trần 15g, nước 1.200ml sắc cạn còn 800ml hòa thêm đường uống thay trà trong ngày.

(Tổng hợp) Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ cây rau khúc 4

Lưu ý

Không nên sử dụng rau khúc với phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, người có tiền sử dị ứng với các loại thực vật thuộc họ cúc.

Khi sử dụng, người bệnh có thể gặp tình trạng nổi mẩn đỏ, buồn nôn, nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa,… Nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường thì cần ngưng sử dụng và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý nếu cần thiết.

Chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, nếu thấy tình trạng bệnh lý không đỡ, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Không nên tự ý kết hợp uống rau khúc với sử dụng thuốc tây vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và giảm hiệu quả liệu trình điều trị.

Độ an toàn của rau khúc cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Do đó, để hạn chế những tác động không mong muốn đến sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.